VỊ THUỐC VÀ BÀI THUỐC TỪ CÂY TÍA TÔ

Bài ngắn hơn đã đăng Báo Quảng Nam (Ở đây)
 Lê    Thân (Tổng hợp)

Cây tía tô có tên khoa học là Perilla ocymoides L, thuộc họ Hoa môi (Labiatae). Trong toàn cây tía tô có chứa 0,5% tinh dầu; trong tinh dầu, thành phần chủ yếu là perilla andehyt C10H14O chiếm 55% làm cho tía tô có mùi thơm đặc biệt. Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy: Nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi; làm giảm chất xuất tiết của phế quản, làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản; có tác dụng cầm máu; chất tinh dầu làm tăng đường huyết, aldehyt tía tô chống thối và ức chế trung khu thần kinh; nước ngâm kiệt lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như: tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ.


Tía tô được trồng ở khắp mọi nơi, ngoài công dụng làm gia vị, cây tía tô còn dùng làm thuốc trong đông y, nó cho các vị thuốc sau:
          -Tô diệp là lá tía tô, còn gọi là tử tô diệp. Có thể thu hái lúc cây trưởng thành, nhưng tốt nhất vào lúc cây bắt đầu ra hoa, hái về phơi khô ở nơi râm mát, thoáng gió. Có tác dụng giải cảm lạnh, điều hoà chức năng tiêu hoá, an thai, giải độc tôm cua.
          -Tô ngạnh là cành tía tô. Có tác dụng lý khí, an thai, làm mạnh dạ dày, chống nôn mữa. Đông y còn phân biệt cành già và non; cành già (lão tô ngạnh) thu hái vào cuối mùa thu, cắt toàn bộ phần cây ở trên mặt đất, bỏ riêng lá, cành non và quả, để riêng những cành già; cành non (nộn tô ngạnh) thu hái vào cuối mùa hạ, cắt những cành nhỏ (lá để riêng dùng là tô diệp)
          -Tô tử là quả chín của cây tía tô (thường gọi là hạt), còn có tên là tử tô tử, hắc tô tử. Có tác dụng giáng khí, bình suyễn, trừ đờm, nhuận tràng; dùng trong các trường hợp cổ họng bị nghẽn tắc, khó thở, ho suyễn, ngực đầy tức...
          -Tử tô bao là nụ tía tô, có dược tính tương đối bình hoà, thường dùng chữa: phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh đẻ cơ thể suy nhược mà bị cảm lạnh.
          -Tô đầu là rễ và phần thân già sát gốc, nay ít dùng.
          Vài bài thuốc thông dụng có các vị thuốc từ cây tía tô:    
-Cháo tía tô bạc hà: lá tía tô tươi 20g, lá bạc hà tươi 8g, gừng tươi 3 lát, gạo tẻ 40-60g. Cho gạo vào nồi đổ nước nấu đến khi cháo chín; cho tía tô, bạc hà đã xắt nhỏ và gừng vào đun sôi lại là được. Ăn cháo khi đang còn nóng. Dùng cho các trường hợp cảm lạnh kèm theo ho, khó thở.
          -Chữa sưng vú: lá tía tô một nắm (10-20g), sắc lấy nước uống, bã đắp vào nơi sưng.
         -Chữa chứng ho nhiều đờm ở người già: dùng quả tía tô, hạt cải bẹ, hai thứ lượng bằng nhau; tất cả tán thành bột mịn, trộn đều. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-8g. Bài thuốc này còn có tác dụng tốt đối với người già hay người suy yếu mà bị chứng táo bón. Nếu người lớn hay có cơn hen: quả tía tô 1 lạng, sao qua tán bột, đổ 2 chén nước khuấy đều, lọc bỏ bã, nấu cháo ăn lúc đói.
-Chữa chứng ăn uống khó tiêu: lá tía tô và cành, chặt nhỏ 2-3cm sao vàng, mỗi ngày dùng 20-30g sắc uống.
- Trẻ em ho nhiều, thở gấp: hạt tía tô 20g tán thành bột, hoà với nước đã nấu sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống. Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước sôi, hoặc lấy bột này hoà vào cháo, nước cơm cho trẻ uống.
-Chữa táo bón ở người già suy nhược: quả tía tô, hạt me lượng bằng nhau, giã nhuyễn cho nước lắng, lấy nước nấu chín để uống. Hoặc quả tía tô, hạt mè đen đều 10g, giã nhuyễn, cho nước vào để gạn lấy nước nấu cháo.
          -Rối loạn tiêu hoá: đau bụng đi ngoài, nôn mữa do ăn các loại thức ăn như cua, cá: lấy lá tía tô đủ dùng, giã lấy nước cốt để uống; nếu có ngứa nổi mẩn (dị ứng) thì lấy bã đã sắc hoặc lá tươi xát vào chỗ ngứa; hoặc lá tía tô 10g, gừng tươi 8g, cam thảo 2g, sắc với 600ml nước còn 200ml chia 2-3 lần uống nóng trong ngày. Để phòng tránh, khi ăn các loại hải sản tanh lạnh nên kèm theo rau thơm gia vị là lá tía tô; nhưng theo một số tài liệu đông y không nên ăn lá tía tô với cá gáy (cá chép) vì sinh nhọt.
          -Sâm tô ẩm: nhân sâm, lá tía tô, cát căn, bán hạ(tẩm gừng sao), tiền hồ, phục linh mỗi vị 4g; mộc hương, chỉ xác, cát cánh, cam thảo, trần bì (vỏ quít để lâu ngày) mỗi vị 6g; gừng tươi 3 lát; táo 1 quả. Mỗi ngày 1 thang, sắc với nước, chia 3 lần uống khi còn ấm. Dùng cho trường hợp cơ thể vốn suy nhược mà bị cảm lạnh ăn uống khó tiêu, ngực bụng đầy tức, ho nhiều đờm.
          -Hương tô tán: lá tía tô 120g, hương phụ (thân rễ cỏ cú) 120g, trần bì  60g, cam thảo 30g. Tất cả các vị thuốc (sao qua hoặc đều phơi khô) đem tán thành bột thô, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 10g. Dùng trong trường hợp bị cảm lạnh, kèm theo tức ngực, đầy bụng, không muốn ăn uống.
          -Chăm sóc da: có nơi người ta rất chuộng dùng trà tía tô uống thay trà; đồng thời dùng nước trà tía tô để gội đầu, tắm rửa để bảo vệ da, dưỡng da tươi nhuận, trừ vết nhăn, vết nám; vì tía tô làm ẩm da, dịu da, tăng cường trao đổi chất. Súc miệng bằng trà tía tô sẽ tẩy sạch miệng, làm thơm miệng. Gội đầu bằng nước tía tô làm tóc mượt, sạch gàu, không rụng và không bị chẻ. Da mẩn ngứa, mụn cóc, dùng lá tía tô xoa xát trực tiếp hoặc nghiền nhuyễn cho vào túi mà xoa xát



Theo Hải Thượng Lãn Ông thì tía tô vốn là thuốc tán phong, người thường hay ăn vì thích cái thơm tho của nó, đâu có biết nó làm tiết hết cái khí chân nguyên; người khí hư, biểu hư (như tự nhiên ra mồ hôi) thì cấm dùng lá; người nhuận trường, phế hư thì cấm dùng quả; không thể dùng chung chung hoặc dùng dài ngày mà hãm con người vào cái hoạ đã hư lại càng thêm hư.


Ảnh trong bài lấy từ Internet
               

0 nhận xét:

CẤY CHỈ VÀO HUYỆT PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ, ÍT TỐN KÉM

        Bài ngắn hơn đăng Báo Quảng Nam hôm nay 6-11-2013 (Tại đây)
      Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật; từ những năm 1950, ngoài châm cứu truyền thống có nhiều hình thức mới tác động vào huyệt như: thủy châm (tiêm thuốc vào huyệt), từ châm (tác động vào huyệt bằng từ trường), laser châm (tác động vào huyệt bằng ánh sáng)… trong đó có cấy chỉ vào huyệt.
Sử dụng các phương pháp không dùng thuốc và thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên đã và đang là một xu hướng của thời đại: quay trở về với tự nhiên. Cấy chỉ vào huyệt đạo là một trong nhiều phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

                            Ảnh 1: Kim Troca (chọc dò tủy sống): Dụng cụ cấy chỉ trước đây
Cấy chỉ (chôn chỉ) vào huyệt là một phương pháp chữa bệnh, phục hồi chức năng rất độc đáo, là thành quả kết hợp giữa đông và tây y, trên nền tảng châm cứu của đông y. Trung Quốc là nơi xuất phát của phương pháp và là nước có nhiều nghiên cứu về cấy chỉ trong điều trị và phục hồi chức năng đã được báo cáo; ở Việt Nam từ những năm 1970 đã có báo cáo về phương pháp cấy chỉ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Cấy chỉ là dùng dụng cụ đưa chỉ catgut (có khả năng tự tiêu sau một thời gian nhất định) vào huyệt vị, sự tồn lưu của chỉ tại huyệt trong thời gian đó đã phát huy vai trò khích thích huyệt đạo nhằm tạo được sự cân bằng âm dương, điều chỉnh chức năng tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khai uất trệ, giảm đau…. Một số tài liệu cho biết cấy chỉ catgut có tác dụng tăng cường đồng hóa, giảm dị hóa, kèm theo tăng cao protein và hydratcarbon ở cơ, giảm nồng độ acid lactic cũng như giảm sự phân giải acid ở cơ; vì vậy, cấy chỉ catgut góp phần tăng chuyển hóa và dinh dưỡng ở cơ; cấy chỉ có tác dụng làm tăng sinh lưới mao mạch, làm tăng lưu thông máu trong lòng mạch ở các chi thể; có tác dụng kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể.


                           Ảnh 2: Kim thường (nhỏ hơn kim troca rất nhiều) tôi đang dùng để cấy chỉ     
  
Ưu điểm của phương pháp: có hiệu quả cao trong điều trị và phục hồi chức năng; một lần cấy chỉ 10-20 phút, khoảng cách giữa 2 lần 10-20 ngày, nên người bệnh đỡ phải đi lại và không cần nằm viện, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người bệnh; đợt điều trị có thể 1 lần hoặc nhiều lần tùy thuộc mức độ bệnh; có thể điều trị nhiều bệnh cùng một lúc. Nếu tiếp cận vấn đề ở góc độ kinh tế y tế thì phương pháp này là một giải pháp tối ưu giảm thấp chi phí y tế, phát huy hiệu quả các cơ sở y tế trong lúc quá tải bệnh nhân có thể giảm được mức tải, tăng được số lượng người bệnh được chăm sóc y tế.
Là phương pháp chữa bệnh, phục hồi chức năng không dùng thuốc, nên hầu như không gây phản ứng phụ gì đáng kể. Đáng chú ý nhất là có thể gây đau tại huyệt cấy chỉ, nguyên nhân quan trọng của nó là do thường dùng kim troca (kim chọc dò tủy sống) có kích thước to để đưa chỉ catgut vào huyệt vị (nên 1 lần cấy chỉ không quá 4 huyệt). Sau thời gian dùng kim troca, cá nhân tôi đã cải tiến dùng kim tiêm nhỏ để thay thế nên khắc phục được việc gây đau, cấy được nhiều huyệt và đặc biệt là kim dùng 1 lần nên đảm bảo vô trùng và tránh lây nhiễm bệnh tật.


Ảnh 3: Kim troca và kim thường
Các chứng bệnh châm cứu được thì đều áp dụng cấy chỉ được. Một số chứng bệnh chữa bằng phương pháp cấy chỉ có kết quả tốt như: (1) các chứng liệt: liệt nữa người, liệt mặt, liệt 2 chân…; (2) bệnh cơ xương khớp: thoát vị đĩa đệm, đau lưng, đau thần kinh hông to (thần kinh tọa), đau xương khớp do phong thấp, đau vai gáy cổ, viêm quanh khớp vai…; (3) bệnh đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn tính…; (4) bệnh đường hô hấp: hen phế quản, viêm phế quản…; (5) bệnh phụ nữ: đau bụng kinh, khí hư, hội chứng mãn kinh…; (6) bệnh ngũ quan: viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng, cận thị, loạn thị…; (7) béo phì, đau đầu, mất ngủ, rối loạn tiền đình …. Trong thực tế, châm cứu cũng đã chứng minh có khả năng chữa được nhiều loại bệnh khó; cấy chỉ vào huyệt cũng đã mang lại hiệu quả cao trong điều trị - phục hồi chức năng nhiều loại bệnh tưởng bó tay như: di chứng liệt, Parkinson, động kinh, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa…
Hiện nay, trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam đang tồn tại nhiều phương pháp cấy chỉ khác nhau. Nhìn cả một quá trình phát triển của kỹ thuật cấy chỉ, có thể nhận thấy từ bước khởi đầu để đưa được chỉ catgut kích thích vào huyệt đạo, phải dùng dao mổ rạch trích da trên huyệt, rồi dùng dụng cụ thích hợp đẩy chỉ catgut vào huyệt; đến kim troca; rồi đến cây kim tiêm thông dụng chỉ sử dụng một lần là cả một chặng đường dài. Kết quả của chặng đường dài ấy là mở rộng được chỉ định của phương pháp chữa bệnh độc đáo này, khắc phục được những nhược điểm của các kỹ thuật cấy chỉ cổ điển.
Trước đây, có những thầy thuốc còn cho rằng hạn chế của phương pháp này là gây đau cho người bệnh, thì nay những hạn chế đó đã dần được khắc phục.
Một số trường hợp điều trị bằng cấy chỉ: (1) Hồ Thị Tuyết V sinh năm 1982 ở An Mỹ - Tam Kỳ bị đau lưng khoảng 1 tháng, cấy chỉ 1 lần hết đau đến nay khoảng 3 năm chưa tái phát. (2) Nguyễn Thị D sinh năm 1930 ở An Mỹ - Tam Kỳ bị hen phế quản cấy chỉ 4 lần hiện thỉnh thoảng chỉ còn khó thở nhẹ. (3) Hứa Thị T sinh năm 1970 ở Duy Phước – Duy Xuyên bị viêm khớp dạng thấp cấy chỉ 3 lần, trước cấy chỉ mỗi khi thời tiết thay đổi người bệnh đau nhức các khớp rất nhiều, sau cấy chỉ khi “trái gió trở trời” các khớp đau ít. (4) Phạm Tấn S sinh năm 1951 ở Tam Thăng – Tam Kỳ bị đau lưng gần 10 năm, sau 2 lần cấy chỉ giảm đau khoảng 80%.

Cùng với laser, xung điện…cấy chỉ vào huyệt đạo đã mang vào châm cứu truyền thống một cách tác động mới mẻ vào huyệt đạo, khẳng định một ngành châm cứu hiện đại, ghi nhận sự phát triển so với châm cứu truyền thống, đã mở ra một triển vọng lớn lao cho điều trị và phục hồi chức năng nhiều bệnh tật, mở rộng khả năng khám chữa bệnh cho người thầy thuốc, giúp cho người bệnh có thể tiếp cận với thành quả của y học.

LIÊN HỆ:   Phòng mạch BS LÊ  THÂN

                   44 Tiểu La - Tam Kỳ - Quảng Nam

                   DĐ: 0905217313         
                                 

Ảnh 4: Trang nhất Báo Quảng Nam số 3723 (6945)
Thứ tư ngày 6.11.2013


Ảnh 5: Trang 5 Báo Quảng Nam số 3723 (6945)
Thứ tư ngày 6.11.2013

Ảnh trong bài: Lê  Thân

Lê Thân (Tổng hợp và giới thiệu)

2 nhận xét:

BÍ ĐAO: CÓ LỢI CHO NGƯỜI GIẢM BÉO

Bài đã đăng trên Báo Quảng Nam Cuối tuần số 1900 (5122), không tìm thấy dữ liệu trên Báo QN điện tử

                     Bí đao còn gọi là bí xanh, đông qua; trái, bông, ngọn dùng để ăn; trái còn dùng làm mứt. Bí đao khả năng sinh nhiệt thấp, nên dùng tốt cho người muốn giảm béo như béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nó còn được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền; có tác dụng: giải nhiệt và làm tan đờm, trừ phiền, làm hết khát, lợi tiểu và làm bớt phù, giải độc; thường đựơc dùng để chữa các chứng bệnh: ho suyễn đàm nhiệt, tiêu khát (đái đường), thủy thũng (phù do một số bệnh lý ở thận, gan, khi có thai.), tiểu tiện không lợi. Một số ứng dụng:


Ảnh: Internet

          -Bông bí luộc chấm muối mè trị âm hư, khô cổ họng, khàn tiếng, táo bón.
          -Thịt bí (trái bí gọt vỏ bỏ hột) luộc chấm mè là bài thuốc bổ âm, nhuận trường, sinh tân dịch; dùng tốt cho người bệnh đái đường, tăng huyết áp. Ngoài ra người bệnh đái dường còn có thể dùng: thịt bí 1000g, nấu kĩ gạn lấy nước, ngày 2 lần mỗi lần 200-300ml, uống liên tục; hoặc thịt bí cho thêm tôm nấu kĩ mà ăn, có thể thêm khoai tây; hoặc thịt bí 200g, 50g nước cà chua tươi nấu nhừ ăn.
          -Vỏ trái bí sắc đặc uống có tác dụng lợi tiểu; chữa các bệnh đái rắt, đái đục do bàng quang nhiệt. Còn khi bị nổi mề đay, ngứa: lấy vỏ trái bí nấu nước uống thay trà.
-Viêm khí quản mạn tính, viêm phế quản: hạt bí bỏ vỏ 250g, giã nát, cho thêm đường, uống với nước sôi để nguội, ngày uống 2 lần, 10-15g/lần.
-Ho hen: vỏ trái bí (đã phơi sương) 15g, một ít mật ong sắc uống 1-2 lần/ngày.
          -Thịt bí 200g, lá sen 1 cái, nấu thêm một ít muối, dùng làm nước giải khát; dùng tốt cho những người bị mụn nhọt, viêm loét miệng lưỡi, béo phì, tăng mỡ máu.
          -Để trị phù thũng: cá gáy (cá chép) nấu với thịt bí, hành củ ăn hoặc thịt bí 250g, đậu đỏ 60g nấu canh ăn
-Sỏi thận, sỏi bàng quang: thịt bí, mã đề, kim tiền thảo, rễ cỏ tranh mỗi thứ 15g ; cho vào 800ml nước, nấu sôi còn 300ml, bỏ bã mà uống. Ngày một thang chia 2 lần.
-Ho lâu ngày: hạt bí bỏ vỏ 15g, đường vừa đủ, rang nghiền bột uống với nước sôi ngày 2 lần.
-Bạch đới ra nhiều: 120g hạt bí rang khô, nghiền bột, mỗi lần 15g ăn với nước cháo, ngày 1-2 lần hoặc 15g hạt bí nấu nước uống ngày 2 lần.

                                                           Lê   Thân  (Tổng hợp)

0 nhận xét:

Y KHOA, CẢM TÍNH VÀ LÝ TÍNH

BÀI VIẾT CỦA BS LÊ ĐÌNH PHƯƠNG TRÊN SÀI GÒN TIẾP THỊ ONLINE (Ở đây)

Hai cách nhìn trái ngược
S. là một đồng nghiệp trẻ của tôi. Cậu ấy thông minh, lễ phép, lại chịu khó đọc sách. Đàn em như vậy, ai mà không thương? Nên tôi đã dành hết sức mình để kèm cặp S., với tình huynh đệ mang tính truyền thống của ngành y.
S. sẽ là một thầy thuốc tài năng, nếu cậu ta không có một khuyết điểm chết người: nhạy cảm thái quá! Cậu ta run bần bật khi chọc dò tuỷ sống, vã mồ hôi như tắm (và như... bệnh nhân) khi khám một ca nặng, thậm chí rươm rướm nước mắt khi thấy bệnh nhân đau quằn quại.
Do đó, mặc dù quý gã đàn em thông minh, hiếu học, không ít đàn anh đã gắt gỏng, quát tháo S. trong những đêm trực bệnh viện. Dưới mắt đàn anh, S. là một thầy thuốc “gà mờ” vì đã để quá nhiều cảm xúc chi phối việc hành nghề của mình.
Ngược lại, nhiều bệnh nhân và gia đình của họ không ngớt lời khen ngợi S. như một thầy thuốc trẻ, giàu y đức và “không vô cảm”, biết chia sẻ nỗi đau của đồng loại. Không ai biết, trong cái sự tình cảm của bác sĩ S., luôn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro nghề nghiệp.
Bệnh viện đâu phải sân khấu
Dù đọc từ năm thứ tư đại học, tôi vẫn chưa quên những lời căn dặn được viết trong một giáo trình nhi khoa của đại học Y Johns Hopkins: “Khi bệnh nhân của mình ra đi, không một người thầy thuốc nào không cảm thấy đau buồn. Nhưng nhiệm vụ tiên quyết của người thầy thuốc là phải gác nỗi đau buồn của bản thân lại, cho đến khi những nhu cầu của gia đình và bệnh nhân đã được giải quyết!”
Lời căn dặn đó, quả thực đã làm cho y khoa trở thành một nghề tuy đẹp đẽ, nhưng vô cùng khó nhọc. Một cách chuyên nghiệp, sinh viên y khoa phải được huấn luyện để biết kiềm chế cảm xúc, không để cảm xúc chi phối khi hành nghề. Một bác sĩ lành nghề sẽ không hốt hoảng, không run rẩy, không hớt hơ hớt hải, không phí thời gian ân cần... khi bệnh nhân trở nặng. Người bác sĩ đó phải tỉnh táo, thậm chí lạnh lùng để nhanh chóng giải bài toán cấp cứu trong đầu mình, càng nhanh càng tốt. Không có chỗ cho cảm xúc ở đây! Càng nhiều cảm xúc chi phối, con người đang thoi thóp trước mặt càng ít có cơ may được cứu sống. Những thầy thuốc lâu năm đều biết rõ sự lúng túng, rối trí của bản thân khi trực tiếp cứu chữa cho chính người thân của mình.
Tiếc thay, đôi khi sự tỉnh táo nghề nghiệp tối cần thiết đó lại bị ném đá dưới hai từ “vô cảm”. Ít người hiểu rằng, nghĩa vụ cao nhất của người thầy thuốc vẫn là cứu chữa, hơn là biểu lộ cảm xúc. Bệnh viện không phải là sân khấu, nên cách biểu lộ cảm xúc của người thầy thuốc đôi khi không phù hợp với lòng mong đợi của công chúng. Một công chúng đã mệt mỏi vì sự quá tải triền miên ở các bệnh viện, vì nghi hoặc với một nền y tế còn quá nhiều tiêu cực và nhũng nhiễu. Cộng thêm với những thông tin, không phải khi nào cũng khách quan và công bằng từ giới truyền thông, một số người trong đám đông ấy, hoàn toàn thừa bạo lực và hiếu sát để đập phá bệnh viện, đâm chết nhân viên y tế…
Tất nhiên, thái độ chuyên nghiệp, không bộc lộ cảm xúc không đồng nghĩa với sự bỏ mặc, thô lỗ, kém lễ độ, hách dịch, vòi vĩnh... rất đáng bị nguyền rủa, khinh ghét. Công chúng hoàn toàn có lý, và có quyền mạt sát những thái độ như thế. Nhưng lắm khi, có những tình huống mà ngay chính những bậc tôn sư vẫn phải lưỡng lự khi phán quyết đúng sai. Y khoa là hữu hạn, con người y khoa cũng thế. Càng lâu năm trong nghề, càng thấu hiểu điều đó, một thầy thuốc có tư cách sẽ rất thận trọng khi nói về những rủi ro của đồng nghiệp. Chỉ có những thầy thuốc kém cỏi về chuyên môn và tự ti về nhân cách mới cao giọng chỉ trích một đồng nghiệp không may. Vì ai dám chắc y nghiệp của mình sẽ không tì vết sai sót, lỡ lầm?
Hoàn toàn xác đáng khi công chúng luôn mong đợi từ nhân viên y tế một thái độ thấu cảm, chia sẻ. Và hữu lý không kém, khi những nhân viên y tế đó cũng cần sự thấu hiểu, khoan thứ cho những sai sót, bất trắc trong nghề nghiệp gian nan của mình...
Do đó, phán quyết về số phận của một người thầy thuốc rủi ro nào đó phải đến từ một hội đồng các chuyên gia y tế độc lập, khách quan, có uy tín về chuyên môn. Không thể chôn sống một thầy thuốc không may mà chỉ dựa vào cảm tính, “nghe kể”, “nghe đồn” hay một vài mẩu tin đầy ác ý. Hãy nhớ lại cái chết do quá liều thuốc an thần của siêu sao nhạc pop Michael Jackson. Cho đến khi được toà kết tội ngộ sát sau một cuộc điều tra độc lập, nghiêm túc, nhiệm vụ của báo chí chỉ là đưa tin, không bình luận chuyên môn, không phân tích bệnh án, không giật tít đầy ác ý… Và trong hàng triệu triệu người ái mộ Michael Jackson, không thấy ai đòi trả thù bác sĩ Conrad Murray cả.
Rõ ràng, những thông tin đầy ác cảm và thù nghịch, khi được gieo trồng trên một nền tảng đang cổ suý việc “mắt đền mắt, răng đền răng”, việc chém giết nhau từ một cái nhìn là điều dễ hiểu. Nói chi đến việc hạ thủ thầy thuốc trong bệnh viện.
Càng không phải là sàn đấu
Ở Mỹ, vì khả năng lây nhiễm bệnh từ bệnh nhân hay các nguy cơ sinh học khác, nghề thầy thuốc được xếp vào một nghề nguy hiểm, bên cạnh nghề cứu hoả, cảnh sát. Sự nguy hiểm ấy, chắc không thấm tháp gì nếu cộng thêm cái hoạ bị hành hung, bị giết chết của người thầy thuốc Việt Nam. Không thể, và không bao giờ có một nền y khoa tiến bộ, nhân bản mà được xây dựng trên lòng thù hận, nghi kỵ. Điều ấy, chỉ gây tổn hại cho cả hai bên, y giới lẫn bệnh nhân.
Vì vậy, hoàn toàn xác đáng khi công chúng luôn mong đợi từ nhân viên y tế một thái độ thấu cảm, chia sẻ. Và hữu lý không kém, khi những nhân viên y tế đó cũng cần sự thấu hiểu, khoan thứ cho những sai sót, bất trắc trong nghề nghiệp gian nan của mình, thay cho thái độ miệt thị, lấy ân trả ân, oán đền oán vẫn thấy!
Y khoa là khoa học của sự sống. Khoa học ấy là bất toàn. Khoa học ấy, từ thời cổ đại đã phải ngậm ngùi nhìn lại những thất bại của mình, từ sự chết của những đồng loại không may, để học cách đẩy lùi cái chết cho những người sau.
Nếu không, câu cách ngôn cổ xưa mà người ta viết trong nhà xác bệnh viện – “Mortui vivos docent!” (người chết dạy kẻ sống) – mãi mãi là điều vô nghĩa.
BS LÊ ĐÌNH PHƯƠNG

0 nhận xét:

VIDEO PHÓNG SỰ KHU DI TÍCH HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG TRÊN YOUTUBE

Có một chi tiết trong Phóng sự theo chủ Blog là chưa chính xác



0 nhận xét:

DƯA LEO: CHỮA BỆNH NGOÀI DA

Bài đăng trên Báo Quảng Nam (Ở đây)

           Dưa leo (hay còn gọi dưa chuột) là một loại thức ăn rất thông dụng và được ưa chuộng trong các bữa ăn hằng ngày của nhân dân ta. Nếu ăn sống nhiều cũng có khi gây khó tiêu. Trái dưa leo có tác dụng giải khát, lọc máu, hoà tan axít uríc và urat, lợi tiểu và gây ngủ nhẹ; thường được chỉ dẫn dùng trong các trường hợp sốt nhẹ, nhiễm độc đau bụng và kích thích ruột, thống phong, sỏi tiết niệu. Do hàm lượng canxi cao nên dưa leo có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn, người già; do có nhiều kali nên người bị bệnh tim mạch như tăng huyết áp dùng rất tốt. Lá cây dưa leo hơi có độc, giã nát vắt lấy nước cho uống để gây nôn (khi ngộ độc thức ăn lấy 100g lá làm như trên để gây nôn).

          Đặc biệt, trái dưa leo dùng ngoài trị ngứa, nấm ngoài da và dùng như mỹ phẩm để dưỡng da như: Trị da nhờn: dưa leo 1 trái cắt lát, nước 0,5 lít; nấu dưa leo với nước trong 10 phút, để nước còn ấm rửa mặt hằng ngày. Trị tàn nhang: trái dưa leo xắt mỏng, ngâm trong sữa bò tươi khoảng 20 phút, rồi lấy nước cốt bôi lên vùng tàn nhang, sau 30 phút rửa mặt bằng nước ấm. Trị nếp nhăn trên mặt: trái dưa leo cắt từng khoang mỏng, đắp lên vùng da nhăn khoảng 20 phút mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Một số ứng dụng khác để chữa bệnh:
          -Chữa trẻ nhỏ đi lỵ trong mùa nắng: trái dưa leo non 1kg, rửa sạch, xắt nhỏ, đổ mật mía vào cho xâm xấp, nấu sôi 10 phút, ăn nhiều lần trong 1-2 ngày.
          -Phối hợp với thuốc khác để chữa sốt: khi dùng các thuốc chữa chứng sốt, nên dùng nước ép từ trái dưa leo làm nước giải khát, có tác dụng hỗ trợ cho việc làm hạ thân nhiệt.
          -Trong người nóng, khát khó chịu: trái dưa leo tươi 100g, ăn sống ngày 1-2 lần; hoặc trái dưa leo già 200g, gọt vỏ bỏ ruột, cắt miếng, trộn đường ăn.
          -Dưa leo trộn gỏi (làm nộm) với cà rốt, tôm tươi, thịt nạc, mè rang, đậu phộng; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trị mắt đỏ.  
          Vì có tính hàn nên không dùng cho người tỳ vị hư hàn ( hay ỉa lỏng) nhất là trẻ em, thận hư yếu.
                             
                                                      Ảnh trong bài lấy từ Internet

                                                            Lê    Thân (Tổng hợp)



0 nhận xét:

BÀI HÁT VỀ HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG TRÊN YOUTUBE






0 nhận xét:

TƯỢNG CÁC DANH Y TẠI VIỆN Y DƯỢC HỌC DÂN TỘC TP HCM

1- TỔNG QUÁT






more »

0 nhận xét:

CHÁO HÀNH CỦA THỊ NỞ

                  Bài ngắn hơn đăng ở Báo Quảng Nam (Ở đây)
          Hành (còn gọi là hành hoa, thông bạch, đại thông …; dân gian hay gọi là hành ta để phân biệt với hành tây) là loại thực phẩm làm gia vị rất thông dụng trong các bữa ăn; trong nhân dân có câu tục ngữ quen thuộc “Trăm thứ canh không hành không ngon”; ngoài ra, nó còn dùng để ăn sống, luộc ăn và muối dưa; dưa hành hầu như không thể thiếu trong tết cổ truyền. Hành còn là một vị thuốc thông dụng trong nhân dân; có tác dụng: khử phong làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, giúp tiêu hoá, ôn thận, làm sáng mắt; thường dùng chữa các trường hợp: cảm lạnh, đau đầu ngạt mũi, thai động, mắt nhìn kém, khó tiêu và một số bệnh đường ruột. Tuy nhiên, sách cổ còn nói thêm rằng: ăn nhiều quá thì tóc bạc, hư khí xông lên không ra mồ hôi được.
more »

1 nhận xét:

VỀ MƯỚP ĐẮNG trên QRT

         Chương trình "Kiến thức cuộc sống" trên QRT (Đài phát thanh - truyền hình Quảng Nam) (Ở đây)



0 nhận xét:

MỸ PHẨM VÀ THUỐC TỪ TRỨNG GÀ

                       Bài đăng trên Báo Quảng Nam (Ở đây) và (Ở đây)
          1/ Trứng gà là một loại thực phẩm quý, giàu chất dinh dưỡng, được nhân dân ta sử dụng rất phổ biến, cả làm quà cho người bệnh. Nó được sử dụng làm đẹp dung nhan từ xưa cho đến nay:

more »

1 nhận xét:

BẠC HÀ THUỐC CHỮA CẢM SỐT

                              Bài đăng Báo Quảng Nam hôm qua (Ở đây)
         Bạc hà (cây bạc hà làm gia vị và cất tinh dầu) là vị thuốc phổ biến ở nước ta, nó được dùng trong cả đông y và tây y. Với tinh dầu bạc hà và bạc hà não (mentol), người ta còn chế nhiều dạng thuốc rất phổ thông khác như: dầu cù là, kẹo ngậm ho bạc hà…. Bạc hà là vị thuốc thơm, dùng làm cho thuốc thơm dễ uống, làm ra mỗ hôi, hạ sốt; dùng chữa cảm sốt, cảm mạo, ngạt mũi, nhức đầu; còn giúp cho sự tiêu hoá, chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài. Một số ứng dụng chữa bệnh:

more »

0 nhận xét:

KHI TRẺ ĐÁI DẦM

           Bài đăng trên tạp chí Khoa học và phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Quảng Nam và Sở Khoa học công nghệ Quảng Nam) số 74 ngày 4 tháng 5 năm 2009. 
           Đái dầm là triệu chứng khi nằm ngủ đái ra gường mà không biết. Nguyên nhân chủ yếu do chức năng hoạt động của hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, các cơ quan của cơ thể như phổi, thận không điều tiết được đường nước mà sinh ra đái dầm. Đái dầm hay gặp ở trẻ em từ 7-15 tuổi, một vài trường hợp có thể kéo dài đến tuổi thanh thiếu niên, cha mẹ không nên quá lo lắng, mà cần giúp trẻ đái tự chủ (xem phần lưu ý). Trẻ em 5 tuổi trở lên mà bị đái dầm thì mới cần phải điều trị, nếu trẻ đã lớn và gia đình đã làm hết cách mà trẻ vẫn đái dầm thì nên cho trẻ đến bệnh viện để được khám, thăm dò các xét nghiệm … qua đó thầy thuốc có chỉ định điều trị thích hợp.

more »

0 nhận xét:

CON TẰM KHÔNG CHỈ NHẢ TƠ

Bài ngắn hơn đăng trên Báo Quảng Nam (Ở đây)
           Con tằm, ngoài việc nhả tơ để dệt lụa cho ta cái mặc; nó còn cho ta cái ăn (rượu tằm; nhộng tằm là món ăn dân dã phổ biến, có sẵn ở các chợ, nhất là các địa phương nuôi tằm, đây là một thức ăn giàu chất dinh dưỡng, rẻ tiền, chế biến đơn giản, chỉ cần rang với ít mỡ, cho mắm muối vừa đủ, múc ra đĩa, rắc thêm mấy sợi lá chanh xắt nhỏ, chúng ta sẽ có một món ăn bùi, béo, đậm đà, ngon miệng....), sử dụng trong chăn nuôi và sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền. Phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến việc sử dụng tằm (chỉ dùng con tằm nuôi bằng lá dâu) và các sản phẩm liên quan từ tằm làm thuốc trong y học cổ truyền:

more »

0 nhận xét:

CHANH: SẴN CÓ BỐN MÙA

Bài ngắn hơn đã đăng trên Báo Quảng Nam (Ở đây)
Chanh là loại cây được trồng lâu đời và phổ biến khắp mọi vùng ở nước ta, cho trái quanh năm, là một loại gia vị hết sức quen thuộc. Vắt nước trái chanh vào nước luộc rau, các thức ăn như phở, bún, mỳ… rất hấp dẫn và bổ; mắm tôm cho nước trái chanh sủi bọt mới là mắm tôm loại ngon nhiều đạm; luộc ốc dùng lá chanh để thơm và bớt lạnh; ăn chanh trái khi lên cơn thèm rượu, thuốc lá có thể giúp cai rượu, thuốc lá. Dịch trái chanh là một thứ nước uống mát (dịch trái chanh pha với nước đường là thức uống giải khát rất thông dụng), có tác dụng thông tiểu tiện, thanh nhiệt, tiêu thực, chống viêm, có thể chữa bệnh tê thấp; th­ường xuyên ăn chanh hoặc uống n­ước chanh: có thể phòng ngừa được bệnh hoại huyết, có tác dụng làm đẹp da. Nếu bạn cần thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi, đơn giản hãy dùng nước chanh, một chút muối thả vào nước ấm và tắm; bạn sẽ cảm thấy hồi phục sức khoẻ ngay sau khi ra khỏi bồn tắm. 

more »

0 nhận xét:

DÀNH CHO LỚP 10A (1985-1986) TRƯỜNG THPT SÀO NAM - DUY XUYÊN

      Nhân ngày 27.7 với ý tưởng của bạn Ngô Đình Dũng, được khoảng 20 bạn tham gia buổi gặp gỡ lớp sau 27 năm (25 năm ngày ra trường). Buổi gặp mặt rất vui vẻ và ấm cúng. Lớp 10A này là một lớp "Đặc biệt", có bạn trong lớp còn tự trào: lớp mình là lớp "mất dạy", bởi hầu hết các bạn trong lớp ít nhất là không còn cha (chủ yếu) hoặc mẹ, có bạn không còn cả hai. Có lẻ lớp mình là sản phẩm của 1 giai đoạn, không biết các thầy cô khi hình thành lớp có điều gì trăn trở? chứ trong một buổi chào cờ thầy Hiệu trưởng tuyên bố rõ: năm sau dù có bị kỷ luật tôi cũng xóa lớp này! Từ năm học sau trở đi (chắc đến cả bây giờ) không còn hình thành lớp như thế nữa, lớp ta bị xẻ lẻ ra. Do từ ý tưởng đến thực hiện thời gian quá gấp (khoảng 1 tuần) nên không liên hệ được 1 số bạn, mong các bạn thông cảm. 27.7.2014 (chủ nhật) sẽ tổ chức 1 buổi gặp mặt chu đáo hơn, các bạn chuẩn bị tinh thần và vật chất đi nhé! Một số hình ảnh cuộc gặp gỡ 27.7.2013:
1/
more »

0 nhận xét:

GỪNG KHÔNG CHỈ LÀ GIA VỊ

Bài ngắn hơn đã đăng trên Báo Quảng Nam (Ở đây)

Từ lâu y học hiện đại đã biết tác dụng của gừng đối với hô hấp; tiêu hóa; tác dụng chống khuẩn, diệt vi trùng gây bệnh…. Gần đây, các nhà khoa học đã khám phá thêm tác dụng kỳ diệu của gừng trong: (1) dưỡng sinh chống lão hóa:… ở Trung Quốc nhân dân ca ngợi gừng trở thành tục ngữ như “Buổi sáng ăn ba lát gừng còn hơn uống nước sâm”, “Mỗi ngày ăn ba lát gừng khỏi phải mời thầy thuốc đến nhà”, “Một cốc chè xanh với một lát gừng là bài thuốc trừ hàn, kiện vị”. (2) cải thiện thành phần máu: gừng có chất gần giống chất acid salicylic trong asparin, nó làm loãng máu, chống sự đông máu, làm giảm mỡ trong máu, làm hạ huyết áp, phòng ngừa chứng huyết khối, bệnh tắc nghẽn cơ tim. (3) phòng chống ung thư. (4) phòng chống sỏi mật. (5) tăng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng, tăng khả năng tình dục (cho cả nam và nữ)….

more »

0 nhận xét:

TỎI RẤT NHIỀU CÔNG DỤNG

Bài ngắn hơn đã đăng ở Báo Quảng Nam (Ở đây)

       Tỏi hay còn gọi là Đại toán, tên khoa học Allium sativum L., thuộc họ Hành (Alliaceae). Nó là loại gia vị quen thuộc trong đời sống hằng ngày của mọi người. Tỏi có giá trị sử dụng và giá trị sinh học cao, nó là dược thảo có tác dụng toàn diện đối với sức khoẻ con người, dùng để tăng nhiệt cho cơ thể, có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh, là thuốc chống vi rút, một chất bồi bổ hệ thống miễn dịch, giúp điều hòa đường máu, trị giun, tỏi đặc biệt tốt để phòng tránh các rối loạn men tiêu hoá, khích thích tiết dịch vị-tiết mật, phòng tránh các nhiễm khuẩn dạ dày ruột, tỏi làm giảm cholesterol để phòng bệnh tim mạch, có tác dụng giải độc nicotin mạn tính, chống nhiễm độc chất phóng xạ, có tác dụng dưỡng nhan ích thọ làm chậm sự lão hoá, phòng ngừa trạng thái ung thư - nhất là những trường hợp ung thư đường tiêu hóa….
more »

0 nhận xét:

ĐINH LĂNG: "CÂY SÂM CỦA NGƯỜI NGHÈO"

            Bài ngắn hơn đã đăng ở Báo Quảng Nam Cuối tuần số 1848(5070) ngày 01-02 tháng 7-2006                   
                                           (không tìm thấy dữ kiệu trên báo Quảng Nam điện tử)
            1-Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá), nam dương sâm. Nó là một loại cây phổ biến được trồng làm cảnh ở khắp nơi. Nhân dân thường dùng lá đinh lăng phơi khô đem lót gối hoặc trải gường cho trẻ nằm để đề phòng kinh giật; dùng lá sắc cho phụ nữ sau sinh uống thấy cơ thể nhẹ nhõm, khoẻ mạnh, có nhiều sữa; lá non có thể dùng làm rau ăn sống; lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian thường gọi là “mùi thuốc bắc”, lá tươi không có mùi thơm này. Thường sử dụng đinh lăng lá nhỏ (Panax fruticosum L.) để làm thuốc: dùng rễ (thường sử dụng cây 3 năm tuổi trở lên) rửa sạch, phơi khô để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5% sao qua, rồi tẩm mật ong 5% sao thơm, dược liệu có vị ngọt đắng, mùi thơm, tính mát; các loại đinh lăng khác ít hoặc không dùng làm thuốc; người Ấn Độ còn dùng đinh lăng làm thuốc hạ sốt, làm săn da và niêm mạc.




more »

0 nhận xét:

RAU BÙ NGÓT: CHỮA SÓT NHAU

Bài đã đăng ở Báo Quảng Nam (Tại đây)

           Rau bù ngót còn có tên rau ngót, rau bồ ngót; mọc hoang hoặc được trồng ở khắp nơi để lấy lá nấu canh ăn. Trong lá rau bù ngót có hàm lượng vitamin C rất cao (185mg%), đây là lượng vitamin C rất quý giá mà thiên nhiên đã cung cấp cho chúng ta; những người cần nhiều vitamin C trong chế độ dinh dưỡng, có thể hàng ngày ăn một lượng vừa phải lá rau bù ngót luộc tái, uống cả nước luộc là cách bổ sung vitamin C rất tốt và cũng rất rẻ. Lá và rễ rau bù ngót được sử dụng làm thuốc, nó có tác dụng: làm mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc; thường dùng chữa: ban sởi, ho, sốt cao, bí tiểu, tưa lưỡi. Trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, GS.TS Đỗ Tất Lợi có giới thiệu đơn thuốc nhân dân dùng chữa sót nhau (xem dưới). Khi làm thuốc thường chọn những cây rau ngót đã sống 2 năm trở lên, hái lá tươi về dùng ngay:


more »

0 nhận xét:

ĐẬU XANH: THANH NHIỆT, GIẢI ĐỘC.....

Bài đã đăng Báo Quảng Nam (Ở đây)
        Đậu xanh được trồng ở khắp nơi, là một loại cây có giá trị kinh tế cao. Theo đông y đậu xanh có tác dụng: làm mát (thanh nhiệt), giải độc, giải cảm nắng, lợi tiểu; chủ yếu dùng để chữa các chứng: cảm nắng, phù thũng, lỵ (nấu nhừ ăn tùy thích), lên mụn độc, giải ngộ độc thuốc; thường dùng 20 – 40g/ngày dưới dạng nấu nhừ để ăn.


more »

0 nhận xét:

VE KHÔNG CHỈ GỌI HÈ

Bài đã đăng ở Báo Quảng Nam (Tại đây)


        Ve sầu dùng làm thuốc đông y có tác dụng: thanh nhiệt, tức phong, trấn kinh. Người ta dùng ve sầu trị trẻ em kinh phong, điên giản, khóc đêm (khóc dạ đề). Liều dùng uống trong 1-3 con, sắc uống hoặc làm hoàn tán.

more »

0 nhận xét:

SEN DÙNG LÀM THUỐC

Bài đã đăng ở Báo Quảng Nam Cuối tuần số 1956(5178), ngày 06-07/01/2007

         Sen là một loại cây mọc ở dưới nước, được trồng ở nhiều nơi để ăn và làm thuốc. Trồng sen bằng đoạn thân rễ trong bùn ao vào tháng 11-12. Thu hái vào các tháng 7-9. Từ sen có nhiều vị thuốc dùng trong đông y:


more »

0 nhận xét:

DƯA HẤU: THUỐC QUÝ TRONG MÙA HÈ

                                          Bài ngắn hơn đăng trên Báo Quảng Nam (Ở đây)
          Dưa hấu (còn gọi là: dưa đỏ, tây qua, hàn qua, hạ qua, thủy qua), là thứ trái cây rất phổ biến trong nhân dân và được nhiều người ưa chuộng, chủ yếu dùng làm thức ăn tráng miệng và giải khát trong mùa hè nắng nóng. Vị ngọt dịu, mát lạnh của dưa, cùng một tí mặn của muối, một tí cay của ớt; làm cho cái mệt mỏi, khó chịu do nắng nóng dường như tan biến đi. Hạt dưa hấu có thể dùng chế biến lấy dầu ăn; hoặc đem phơi khô để rang ăn (hạt dưa) trong các dịp lễ, tết, hội hè, cưới xin; hay làm nhân bánh kẹo. Việc sử dụng các bộ phận của dưa hấu làm thuốc ít được chú ý và thường chỉ có tính chất địa phương, dùng trong phạm vi nhân dân.
more »

0 nhận xét:

RAU TẦN: CHỮA HO, HẠ SỐT

Bài đã được đăng ở Bảo Quảng Nam Cuối tuần số 1864 (5086) Ngày 29-30/7/2006 (Ở đây)





                  Ảnh Internet
Rau tần hay còn gọi húng chanh, tần dày lá. được nhân dân trồng trong vườn và sử dụng làm gia vị. Ngoài ra, nó còn là một vị thuốc sử dụng trong đông y; có công dụng: bổ phế trừ đàm, giải cảm, làm ra mồ hôi, thông khí, giải độc; trị các chứng: ho, viêm hầu họng, nghẹt mũi, cảm cúm, cổ họng khô rát, mất tiếng, nói khàn….
more »

0 nhận xét:

ĐÔNG Y CHỮA QUAI BỊ

            Quai bị là một bệnh cấp tính do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramyxovirus có ái tính đặc biệt đối với các tuyến (tuyến nước bọt, tuyến tụy, tinh hoàn...) và hệ thần kinh gây ra. Quai bị là bệnh toàn thân, viêm tuyến mang tai là phổ biến và điển hình của bệnh quai bị; ngoài ra còn gặp viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não, tổn thương các dây thần kinh sọ....


more »

1 nhận xét:

NHỜ GIÚP ĐỠ

Bạn nào có bất cứ thông tin gì như: các tên gọi, sinh trưởng thế nào, dùng làm gì.... liên quan đến cây sau cung cấp cho với. Email: lethanqn@gmail.com, cảm ơn nhiều!









1 nhận xét:

THUỐC VÀ MỸ PHẨM TỪ CÂY LÔ HỘI

Bài ngắn hơn đã đăng ở Báo Quảng Nam số 3349 (6571) ngày 16.8.2012 (Ở đây)

Phần thịt trong suốt của lô hội có giá trị dinh dưỡng cao, khi nấu chè hoặc canh có tác dụng mát gan, nhuận tràng và tăng cường sinh lực.
Lô hội còn gọi là long tu, nha đam, lưỡi hổ, hỗ thiệt…. Tên khoa học Aloe vera Livar sinensis Berger, thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Theo tiếng Hán: lô có nghĩa là đen; hội là hội tụ, tụ đọng lại; ý chỉ nhựa cây lô hội khi cô đặc lại có màu đen, có thể đóng thành bánh. Nó được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước trên thế giới. Theo đông y, nó có tác dụng: thanh nhiệt tả hoả, giải độc, mát huyết, càm máu, tẩy (liều cao) và nhuận trường (liều thấp), thông đại tiện; thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, phiền táo, táo bón cấp tính, viêm dạ dày, viêm tá tràng, tiêu hoá kém, viêm mũi, kinh nguyệt bế, đái tháo đường. Một số ứng dụng chữa bệnh:

more »

2 nhận xét:

CÁ NGỰA – GIÚP “ĐI CHỢ LÂU HẾT TIỀN”

            Bài đã đăng ở  Báo Quảng Nam Cuối tuần số 1960 (5182) ngày 13-14/01/2007 (Ở đây) với tiêu đề: CÁ NGỰA

            Cá ngựa sống ở nước mặn, có nhiều loài khác nhau, tất cả các loài đều được dùng làm thuốc, nhưng nhiều người cho rằng loài trắng và vàng là tốt hơn cả. Toàn thân con cá ngựa, vặt bỏ lông trên đầu, mổ bỏ nội tạng, phơi hay sấy khô được dùng làm thuốc với tên hải mã (khi dùng thường tắm rượu, sao qua, tán bột); thường sau khi mổ bỏ nội tạng, người ta uốn đuôi cho cong; chọn những con to nhỏ bằng nhau rồi buộc lại hai con một, xem như đó là một đôi đực cái, nhưng phần lớn thực tế không phải như vậy; bảo quản nơi khô ráo, mát, kín, tránh sâu mọt. Hải mã không có độc, là vị thuốc bổ có tác dụng hưng phấn, kích thích tình dục; làm thuốc cường dương, giúp cho sự giao hợp được lâu.
more »

0 nhận xét:

CÂY DÂU ĐÂU CHỈ NUÔI TẰM

Bài đã đăng ở Tạp chí "Khoa Học và Sáng Tạo" tỉnh Quảng Nam tháng 03 năm 2009

         Cây dâu tằm (tên khoa học Morus alba L. Morus acidosa Griff, thuộc họ Dâu tằm Moraceae), được trồng chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn, phục vụ cho nghề truyền thống “Trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa” có ở một số địa phương của Quảng Nam ta. Lá dâu còn có thể luộc hay nấu canh ăn, có tác dụng bổ dưỡng và chống say sóng khi đi tàu thuyền. Trong đông y, rất nhiều bộ phận từ cây dâu được sử dụng làm thuốc, chúng có những đặc tính dược lý và tác dụng chữa bệnh rất khác nhau. Bài viết này xin giới thiệu một số ứng dụng của các bộ phận liên quan đến cây dâu dùng làm thuốc:

more »

0 nhận xét:

THUỐC NAM CHỮA TĂNG HUYẾT ÁP

Bài ngắn hơn đã đăng ở Báo Quảng Nam Thứ 5 ngày 19 tháng 4 năm 2012 số 3249 (6471) (Ở đây)

        1-Tăng huyết áp là một bệnh thường gặp, là phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch, ngày càng có xu thế gia tăng; nó được ví như "kẻ giết người" thầm lặng, nghĩa là không gây triệu chứng gì ồn ào, nhưng lại dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng vô cùng tai hại ảnh hưởng đến sức khỏe và nhiều khi là biến chứng chết người. Việc điều trị tăng huyết áp bằng thuốc y học cổ truyền hoặc các phương pháp không dùng thuốc theo y học cổ truyền đơn thuần hay kết hợp với thuốc tây có nhiều ưu điểm:
Ảnh: Internet
more »

2 nhận xét:

ĐÔNG Y VỚI BÉO PHÌ

Người phụ nữ (Donna)  nặng 273kg 


Donna (273kg) đang nuôi ý định vượt qua kỷ lục béo phì của Terri (317kg) 

Ảnh: 24h.com.vn

Bài đã đăng ở BẢN TIN Y DƯỢC QUẢNG NAM số 46 Quý II/2012
                                                                      
          Hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tăng lên với tốc độ báo động không những ở các nước phát triển, mà ở cả các nước đang phát triển. Đây thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai. Tại các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, béo phì gặp nhiều ở thành phố hơn nông thôn.
Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Hiện nay, thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body mass index – viết tắc là BMI) để nhận định tình trạng gầy béo; công thức tính:  
                


W= Cân nặng (tính bằng kilogam), H: Chiều cao (tính bằng mét)
Nhẹ cân: BMI ít hơn 18,5; bình thường: BMI từ 18,5 đến 25; thừa cân BMI từ 25 đến 30; béo phì đội I: BMI từ 30 đến 35; béo phì độ II: BMI từ 35 đến 40; rất béo-cần giảm cân ngay: BMI trên 40. Người ta thường cho rằng chỉ số trên dành cho người Châu Âu và Châu Mỹ; còn người Châu Á, BMI bình thường có giới hạn từ 18,5 đến 23; BMI vượt quá 27,8 đối với nam và 27,3 đối với nữ được xác định là béo phì. Cân nặng là kết quả cân bằng giữa lượng năng lượng nhập vào từ thực phẩm và năng lượng xuất ra sử dụng cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Nếu nhập nhiều hơn tiêu thụ, năng lượng dư thừa sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ. Ăn uống quá độ cộng với thiếu hoạt động là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì, bên cạnh đó còn có nhiều yếu tố khác góp phần gây nên béo phì như: ngủ quá ít, môi trường bị ô nhiễm, một số rối loạn tâm lý gây ra ăn uống quá độ, phụ nữ sau mỗi lần có thai và sinh nở, dùng một số loại thuốc chữa bệnh, điều hòa không khí, yếu tố di truyền, bệnh tăng theo tuổi….
Béo phì thường không tốt đối với sức khỏe: gây mất thỏa mái trong cuộc sống; giảm hiệu suất lao động, kém lanh lợi; tỷ lệ bệnh tật cao: béo phì là yếu tố nguy cơ cao của các bệnh như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, sỏi mật, bất thường mỡ trong máu, đột qụy, ngưng thở khi ngủ…; tỷ lệ tử vong cũng cao hơn. Thừa cân và béo phì còn làm giảm vẻ đẹp của mọi người. Có rất nhiều phương cách điều trị béo phì, điều kiện tiên quyết cho bất kỳ phương pháp điều trị nào, cần chỉ định và hỗ trợ sự thay đổi lối sống lối sống một cách tích cực, bao gồm chế độ ăn, hoạt động thể lực và các yếu tố hành vi.
Đối với người béo phì thì nên dựa vào chỉ số BMI mà quyết định lượng calo trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Cụ thể: BMI từ 25-29,9 thì năng lượng đưa vào một ngày là 1500 kcal; BMI từ 30-34,9 thì năng lượng đưa vào một ngày là 1200 kcal; BMI từ 35-39,9 thì năng lượng đưa vào một ngày là 1000 kcal; BMI ≥ 40 thì năng lượng đưa vào một ngày là 800 kcal. Ăn ít chất béo, bột; đủ chất đạm, vitamin, muối khoáng; tăng cường rau và hoa quả; tạo thói quen ăn uống theo đúng chế độ.
Đông y từ xưa đã ghi nhận về chứng béo phì (thuộc phạm trù chứng Phì bán bệnh) và phân hình thể con người làm 3 loại: phì, cao, nhục; và cho rằng phát sinh chứng béo phì là có liên quan với thấp, đàm, khí hư, huyết dịch hỗn trọc, lưu thông chậm. Nằm lâu, ngồi lâu, vận động quá ít khí hư tích tụ làm cho việc vận hóa bị ngăn trở, mỡ tích tụ lại gây nên béo phì; thất tình nội thương như vui quá, buồn quá, giận quá… làm can khí tụ lại, can đởm mất sự điều tiết không chỉ ảnh hưởng đến sự vận động của tỳ mà còn làm cho dịch mật không thể tiết ra thấm vào chất dinh dưỡng một cách bình thường, mỡ tích tụ lại bên trong gây nên béo phì. Đông y cho rằng, béo phì thường là bệnh trong hư ngoài thực; trong hư chủ yếu là khí hư. Bệnh ở các tạng phủ tỳ, can, đởm, phế và tâm. Trường hợp nhẹ, người bệnh sinh hoạt bình thường; trường hợp trung bình và nặng, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sợ nóng, ra mồ hôi nhiều, hoạt động nhiều thì tim hồi hộp khó thở, bụng đầy, lưng đau, táo bón, đau đầu chóng mặt, tình dục giảm sút, phụ nữ thường rối loạn kinh nguyệt…Tùy theo triệu chứng lâm sàng mà đông y chia béo phì ra các thể như: tỳ hư thấp trệ, vị thấp nhiệt, can khí uất kết, khí trệ huyết ứ, đàm trọc, tỳ thận dương hư; béo phì thường biểu hiện lâm sàng những hội chứng bệnh lý hư thực lẫn lộn, không hoàn toàn rành rọt là 6 thể trên, nên cần có sự linh hoạt trong biện chứng luận trị để đạt hiệu quả cao trong điều trị.
Khi điều trị béo phì bằng đông y cần tuân thủ 3 vấn đề cơ bản: (1) thay đổi thói quen ăn uống bằng thực đơn cụ thể; (2) thay đổi lối sống: vận động người bệnh đi bộ, tránh ngồi nhiều, tránh nằm nhiều….; (3) sử dụng các phương pháp điều trị của y học cổ truyền: cần phân biệt kỹ lưỡng từng thể loại bệnh để kết hợp điều trị cho thích hợp, điều trị theo nguyên tắc lấy lại cân bằng âm dương cho cơ thể. Trong thời gian điều trị cần chú ý một số điểm để đánh giá diễn tiến của phương pháp điều trị: ba tháng là một liệu trình, hết một liệu trình nếu trọng lượng cơ thể giảm được 3kg là có hiệu quả; sau một liệu trình nếu trọng lượng cơ thể giảm trên 5kg là có hiệu quả rõ; sau một liệu trình nếu trọng lượng cơ thể đạt đến trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn coi như là khỏi bệnh.
Đông y có nhiều phương pháp điều trị béo phì như: dùng thuốc, điện châm, cấy chỉ, nhĩ châm…. Từ lâu, rất nhiều người quan niệm rằng dùng thuốc đông y sợ mập (béo), đặc biệt người mập lại càng sợ dùng thuốc đông y, điều này hoàn toàn không có cơ sở, bởi không phải cứ thuốc bổ đông y là làm cho mọi người mập, chẳng hạn như thể tỳ thận dương hư của béo phì cần dùng thuốc bổ tỳ thận dương của đông y thì mới chữa được béo phì. Theo đông y, thuốc bổ (sẽ có bài riêng về Thuốc bổ của đông y) được chia làm 4 loại: bổ khí, bổ dương, bổ huyết, bổ âm; nguyên tắc đơn giản và thường dùng nhất là phần nào trong cơ thể (khí, huyết, âm, dương) hư suy, thì dùng loại thuốc bổ phần đó (bởi phần đó bị bệnh mới hư, cần phải điều trị bằng cách bổ phần hư đó); cho nên việc sử dụng các thuốc bổ của đông y phải tuân thủ đúng chỉ định, không được dùng bừa bãi với suy nghĩ: không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc!; việc sử dụng thuốc bổ nói riêng và thuốc đông y nói chung không đúng cách, không những không phát huy tác dụng của thuốc, mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí đe doạ tính mạng. Cho nên, việc dùng thuốc đông y cho người béo phì là điều rất bình thường như dùng trong các bệnh khác; vấn đề là các thầy thuốc phải khám kỹ lâm sàng xem người bệnh ở thể nào theo phân loại của đông y để dùng thuốc cho thích hợp, chứ không có gì mà người bệnh béo phì phải e ngại khi dùng thuốc đông y cả. Trong thời gian uống thuốc, cứ cách 1 tháng nên ngưng uống thuốc 3-5 ngày rồi lại tiếp tục.
Ngoài dùng thuốc các phương pháp không dùng thuốc như điện châm, nhĩ châm, cấy chỉ… cũng là những cách thức điều trị béo phì hiệu quả của đông y. Đặc biệt, phương pháp cấy chỉ có ưu điểm: có hiệu quả cao trong điều trị; người bệnh đỡ phải đi lại và không cần nằm viện, có thể điều trị ngoại trú tại nhà hoặc tại cơ sở y tế, một lần cấy chỉ mất khoảng 10-20 phút, khoảng cách giữa 2 lần điều trị thường là 10-20 ngày; không có tai biến nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Cấy chỉ (chôn chỉ, xuyên chỉ, vùi chỉ vào huyệt) là một phương pháp chữa bệnh, phục hồi chức năng rất độc đáo, là thành quả kết hợp giữa đông y và tây y, trên cơ sở châm cứu của đông y. Chỉ catgut là loại chỉ dùng trong phẫu thuật, có khả năng tự tiêu sau một thời gian nhất định. Dùng dụng cụ chôn chỉ catgut vào huyệt vị, sự tồn lưu của chỉ tại huyệt trong một thời gian nhất định đã phát huy vai trò khich thích huyệt đạo nhằm tạo được sự cân bằng âm dương, điều chỉnh chức năng tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khai uất trệ, giảm đau…Cấy chỉ còn ứng dụng chữa nhiều loại bệnh khác như: hen phế quản, một số bệnh cơ xương khớp (viêm khớp dạng thấp, đau lưng, đau thần kinh tọa…), viêm oét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, di chứng liệt (nữa người, 2 chân, tứ chi …), đau đầu kinh niên …
Một số cách dân gian đơn giản giảm béo phì: (1) lá sen sắc uống hoặc sắc đặc lấy nước nấu cháo. (2) thường xuyên ăn bí đao, nấu canh hoặc kho, xào. (3) lá chè đun sôi làm nước trà đậm uống hàng ngày. (4) thường xuyên ăn củ cải sống. (5) râu bắp (ngô) lượng vừa đủ, hãm nước sôi uống thay nước trà. (6) củ mài nấu cháo ăn. (7) một trái thị xanh, 30g cành dâu, sắc nước uống 1 ngày. (8) lá mã đề, hạ khô thỏa đều 30g, lá liễu 10 sắc uống trong 1 ngày. (9) rong biển 100g, đậu xanh 100g, cả hai thứ nấu canh, cho gia vị vừa đủ, ăn ngày 1 lần. (10) gạo tẻ 50g, bí rợ 150g, đậu xanh 50g, nấu nhừ ăn ngày 1 lần. (11) gạo tẻ 100g, hạt bo bo (ý dĩ) 30g, hạt sen 20g, nấu cháo ăn ngày 2 lần. (12) lá sen tươi 1 lá xắt vụn, gạo tẻ 100g, đậu xanh 100g, nấu cháo ăn trong 1 ngày, nếu không có lá sen tươi, dùng lá sen khô cũng được, nhưng trước khi dùng phải ngâm nước cho mềm. (13) sơn tra tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày uống 3 lần; hoặc dùng 18g bột sơn tra, sắc uống như nước trà trong ngày. (14) hoa mồng gà (kê quan hoa) 30g, hạt dành dành (chi tử) 15g, hạt bo bo 30g sắc uống trong 1 ngày.

                                             LÊ THÂN (Tổng hợp)



3 nhận xét: