KHI TRẺ ĐÁI DẦM
Bài đăng trên tạp chí Khoa học và phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Quảng Nam và Sở Khoa học công nghệ Quảng Nam) số 74 ngày 4 tháng 5 năm 2009.
Đái dầm là triệu chứng khi nằm ngủ đái ra gường mà không biết. Nguyên nhân chủ yếu do chức năng hoạt động của hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, các cơ quan của cơ thể như phổi, thận không điều tiết được đường nước mà sinh ra đái dầm. Đái dầm hay gặp ở trẻ em từ 7-15 tuổi, một vài trường hợp có thể kéo dài đến tuổi thanh thiếu niên, cha mẹ không nên quá lo lắng, mà cần giúp trẻ đái tự chủ (xem phần lưu ý). Trẻ em 5 tuổi trở lên mà bị đái dầm thì mới cần phải điều trị, nếu trẻ đã lớn và gia đình đã làm hết cách mà trẻ vẫn đái dầm thì nên cho trẻ đến bệnh viện để được khám, thăm dò các xét nghiệm … qua đó thầy thuốc có chỉ định điều trị thích hợp.
Đái dầm là triệu chứng khi nằm ngủ đái ra gường mà không biết. Nguyên nhân chủ yếu do chức năng hoạt động của hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, các cơ quan của cơ thể như phổi, thận không điều tiết được đường nước mà sinh ra đái dầm. Đái dầm hay gặp ở trẻ em từ 7-15 tuổi, một vài trường hợp có thể kéo dài đến tuổi thanh thiếu niên, cha mẹ không nên quá lo lắng, mà cần giúp trẻ đái tự chủ (xem phần lưu ý). Trẻ em 5 tuổi trở lên mà bị đái dầm thì mới cần phải điều trị, nếu trẻ đã lớn và gia đình đã làm hết cách mà trẻ vẫn đái dầm thì nên cho trẻ đến bệnh viện để được khám, thăm dò các xét nghiệm … qua đó thầy thuốc có chỉ định điều trị thích hợp.
Theo đông y, đái dầm thuộc hội chứng di niệu, do khí
hoá của thận và tam tiêu (chủ yếu là hạ tiêu) bị suy yếu, hoạt động của bàng
quang bị rối loạn gây ra. Nguyên nhân có nhiệt, có hàn, song hàn nhiều hơn
nhiệt. Phép chữa thường là điều bổ chức năng của tạng thận và tam tiêu, làm
vững chắc khí lực vùng hạ tiêu, điều hoà sự co bóp của bàng quang. Bài này chủ
yếu giới thiệu một vài phương cách theo đông y có thể tự làm khi trẻ đái dầm:
1-Một số bài thuốc dùng chữa đái dầm:
1.1-Hoài sơn (củ khoai mài) sao thơm
80g; ô dược 60g; ích trí nhân 60g. Ba vị sấy giòn, tán bột mịn, luyện với hồ vo
thành viên bằng hạt bắp, sấy khô, bảo quản nơi khô ráo. Ngày uống 2 lần, mỗi
lần 8-12g, lúc đói bụng. Trẻ em tuỳ tuổi giảm liều 1/2 hoặc 1/3.
Hoài sơn
Hoài sơn
1.2-Bong bóng heo 1 cái, mổ ra, rửa
sạch, cho các vị thuốc ích trí nhân 12g; ngũ vị tử 12g bọc lại. Nấu chung với
gạo nếp cho chín nhừ, vớt bỏ xác thuốc, ăn cả cái lẫn nước một lần vào buổi
chiều. Ăn liên tục 5-7 ngày
1.3-Bong bóng dê 1 cái, đổ nước vào cho đầy, buộc chặt
cuống lại, nướng trên lửa than cho vàng, ăn bong bóng và uống nước trong bong
bóng. Mỗi sáng 1 cái, ăn 3 cái.
1.4-Bong bóng cá (bong bóng cá đường
càng tốt) 10g, đậu đen 100g, gạo nếp 50g. Rửa sạch bong bóng cá, xắt nhỏ, ướp
gia vị vừa ăn, đem xào cho chín tới. Ninh gạo nếp, đậu đen thành cháo, khi cháo
chín thì cho bong bóng cá vào khấy đều. Chia 2 lần ăn trong ngày, ăn nóng, vào
lúc đói bụng. Ăn liên tục 5-7 ngày.
1.5-Gan gà 2 bộ, nhục quế tán bột 2
muỗng cà phê. Rữa sạch gan gà, khía trên mặt gan những đường cắt vuông, ướp với
bột quế cho đều, đem chưng cách thủy, cho người bệnh ăn nóng trước khi đi ngủ.
Ăn liên tục 3-5 ngày.
1.6-Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa trên
cây dâu tằm) 12g, thố ty tử (hạt tơ hồng vàng) 10g, ích trí nhân 10g, hạt sen
12g, phá cố chỉ 12g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Tang phiêu tiêu
Tang phiêu tiêu
1.7-Chữa đái dầm bằng cách đắp thuốc
lên rốn cũng có hiệu quả tốt, dễ áp dụng trong điều kiện gia đình; không gây
đau đớn và trẻ em dễ dàng tiếp thu. Sau khi đắp thuốc nếu quá nóng rát, hoặc
trên da phồng mụn nước thì nên tạm dừng. Nếu nhà bạn có trẻ đái dầm có thể chữa
bằng một trong các cách đắp thuốc lên rốn sau:
Bài 1: Đinh hương, nhục quế, ngũ bội tử, ngũ vị tử, bổ
cốt chỉ: mỗi thứ 30 gam, tất cả đem nghiền mịn, trộn đều, cất vào lọ nút kín để
dùng dần. Mỗi lần dùng 4-8 gam, trộn với rượu trắng, đắp lên rốn, lấy gạt hoặc
vải mùng phủ lên, sau đó dùng băng dính cố định lại. Mỗi tối trước khi đi ngủ
thay thuốc một lần, cứ như vậy cho đến khi khỏi .
Bài 2: Ma hoàng 2 phần, nhục quế và ích trí nhân mỗi
thứ một phần; tất cả nghiền mịn trộn đều mỗi lần dùng 3 gam bột thuốc, trộn với
chút giấm ăn để nặn thành bánh đắp lên rốn và dùng băng dính cố định lại; sau
36 giờ bỏ ra, 6 giờ sau lại đắp thuốc giống như lần trước; sau 3 lần như vậy,
về sau mỗi tuần chỉ cần đắp thuốc một lần.
Bài 3: Long cốt đem nướng kỹ 1 phần, ngũ bột tử 1
phần, hai thứ nghiền mịn, trộn đều, mỗi tối lấy một nhúm bột thuốc, trộn với
nước thành một thứ hồ nhão đem đắp lên rốn bên ngoài dùng gạc và băng dính cố
định lại, hai ngày thay thuốc một lần, sau một tuần nghỉ 3 ngày rồi lại làm như
trước.
Bài 4: Ngũ bội tử, hà thủ ô mỗi thứ 3 gam, đem nghiền
mịn trộn với giấm ăn thành một thứ cao thuốc, đem đắp lên rốn và cố định lại,
mỗi tối thay thuốc một lần.
Bài 5: Phụ tử chế, can khương, xích thạch chi mỗi thứ
một phần, nghiền mịn trộn đều, mỗi lần lấy một chút trộn với rượu đắp lên rốn.
Bài 6: Gừng tươi 30g, phá cố chỉ 12g, phụ tử chế 4g;
phụ tử chế và phá cố chỉ tán bột và trộn đều, rồi cho gừng tươi vào giã nát
thành dạng cao, đắp vào rốn, cố định bằng vải cách ngày thay 1 lần
Các vị thuốc trên có thể mua ở tiệm thuốc bắc.
2-Lưu ý:
-Tập thói quen tốt cho trẻ trước khi
đi ngủ phải tiểu tiện. Cần đánh thức trẻ dậy đi tiểu vào những giờ cao điểm mà
trẻ thường đái dầm.
-Ban ngày không ăn mặn, đùa nghịch ít,
không nên ăn nhiều canh vào bữa cơm chiều, trước khi đi ngủ 2 giờ nên hạn chế
uống nước.
-Theo lý luận của y học cổ truyền,
nguyên nhân chủ yếu là do sự khí hoá của thận bị suy yếu, nên tuyệt đối không
được làm cho trẻ kinh sợ như đánh đập, nạt nộ, la mắng…bởi sự kinh sợ sẽ làm
tạng thận suy yếu thêm, chỉ làm cho tình trạng đái dầm càng nặng hơn mà thôi.
-Nên động viên, giúp đỡ trẻ, không nên để trẻ mặc cảm, xấu
hổ, nhất là trẻ đã lớn, tránh căng thẳng thần kinh cho trẻ.
Ảnh trong bài lấy từ Internet
Ảnh trong bài lấy từ Internet
Lê Thân (Tổng hợp)
0 nhận xét: