ĐÔNG Y CHỮA QUAI BỊ
Quai
bị là một bệnh cấp tính do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramyxovirus có ái tính
đặc biệt đối với các tuyến (tuyến nước bọt, tuyến tụy, tinh hoàn...) và hệ thần
kinh gây ra. Quai bị là bệnh toàn thân, viêm tuyến mang tai là phổ biến và điển
hình của bệnh quai bị; ngoài ra còn gặp viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm
màng não, tổn thương các dây thần kinh sọ....
Ảnh: Internet
Tỷ lệ mắc bệnh cao ở lứa tuổi 3-14
tuổi (chủ yếu 5-9 tuổi), hay gặp vào mùa xuân, miễn dịch sau mắc bệnh là lâu
dài. Nguồn lây bệnh duy nhất là người mang virus quai bị, bệnh lây chủ yếu qua
đường hô hấp do tiếp xúc, virus trong nước bọt, nước hơi thở, nước tiểu bệnh
nhi cũng có thể truyền bệnh. Khi phát hiện bệnh, bệnh nhi phải được nghỉ ngơi
tại gường, cách ly cho đến sau khi hết sốt và sưng 7 ngày. Chú ý vệ sinh răng
miệng, súc miệng bằng nước muối nhạt; những đồ dùng có chất tiết từ mồm mũi
như: khăn lau, bát đũa ăn uống... phải
luộc tiệt trùng phơi nắng. Bé trai phải mặc quần lót chặt để treo tinh hoàn
(chống viêm tinh hoàn). Những người phục vụ, tiếp xúc phải mang khẩu trang.
Đông y gọi bệnh quai bị là “trá tai”, nguyên
nhân là do phong ôn tà độc bên ngoài xâm
nhập kinh thiếu dương, làm cho khí huyết ngưng trệ gây đau sưng; kinh thiếu
dương và kinh quyết âm là tương quan biểu lý nên ở trẻ lớn có thể gây viêm tinh
hoàn, viêm buồng trứng. Nếu ôn độc thịnh, nội nhập tâm bào gây sốt cao, hôn mê,
co giật (viêm não, màng não).
1- Phương pháp không dùng thuốc: Đốt vào 1 huyệt đặc trị, khoảng 95% số người đạt kết quả sau 1 lần đốt, nếu chưa hết đốt lần 2 sau lần đầu 3 ngày (chỉ những người nắm rõ về kỹ thuật, vị trí huyệt mới ứng dụng được)
2- Phương pháp dùng thuốc:
Thể nhẹ: Ngoài sưng đau tại chổ, không
có triệu chứng toàn thân rõ rệt hoặc chỉ đau đầu nhẹ; dùng bài thuốc sau: Kinh
giới 8g, bạc hà 8g, phòng phong 10g, kim ngân hoa 12g, hạ khô thảo 12g, liên
kiều 10g, xác ve 2g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả, sắc uống ngày 1 thang.
Thể
nặng (ôn độc thịnh): Sưng đau nhiều, sốt cao, tinh thần mệt mỏi, hay quấy
khóc, nôn, khát nước, lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi vàng; dùng bài thuốc sau: Kim ngân
hoa 12g, hoàng cầm 12g, hạ khô thảo 12g, bồ công anh 12g, liên kiều 10g, huyền
sâm 12g, thạch cao sống 20-40g, hạt dành dành 10g, xuyên sơn giáp 10g, xích
thược 10g, sắc uống ngày 1 thang
Một
số bài thuốc khác:
-Hạ khô thảo, huyền sâm mỗi vị 20g; xạ can, nga
truật, hoàng đằng mỗi vị 10g; sắc uống ngày 1 thang
-Huyền sâm, huyết giác, đơn lá đỏ, kim ngân,
ngưu tất, mạch môn, hoàng bá nam mỗi vị 12g; sắc uống ngày 1 thang.
-Sài đất 20g, bồ công anh 16g; kinh giới, kim
ngân, thổ phục linh mỗi vị 12g; chỉ xác, cam thảo nam mỗi vị 8g; bạc hà 6g; sắc
uống ngày 1 thang.
-Thạch cao sống 16g; ngưu bàng, cát căn mỗi vị
12g; thăng ma, liên kiều, thiên hoa phấn, hoàng cầm, cát cánh mỗi vị 08g; cam
thảo, sài hồ mỗi vị 4g; sắc uống ngày 1 thang.
-Thổ phục linh, hạ khô thảo mỗi thứ 40g sắc
uống.
-Kinh ngân hoa, cam thảo đất mỗi thứ
40g sắc uống.
-Rau sam 20-40g, hoặc lá diếp cá 10-
20g sắc uống.
Các bài thuốc trên tùy tuổi và chứng
trạng của bệnh mà gia giảm liều cho thích hợp.
Một
số thuốc bôi hoặc đắp ngoài: Đối với điều trị bệnh cũng rất quan trọng:
-Hạt gấc giã nát trộn giấm thanh bôi
ngoài, hoặc rau sam giã nát đắp
-Mực tàu loại tốt mài phết lên vùng
sưng
-Trắc bá diệp, lá mã đề lượng bằng
nhau giã nát đắp
-Đậu đỏ, giấm, trứng gà vừa đủ; đậu đỏ tán mịn,
dùng lòng trắng trứng gà và giấm, trộn thành hồ để phết lên nơi sưng.
-Lá lô hội giã nát, đắp
lên chỗ sưng đau; đồng thời dùng lá lô hội 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3
lần.
-Chú ý: không được dán
cao bột, dầu cao hay đắp thuốc nóng.
Một số trường hợp cần phải kết hợp
điều trị bằng y học hiện đại như: đau nhiều, viêm tinh hoàn, viêm tụy, viêm
não...
Quai bị là bệnh dễ lây nên lúc phát
bệnh cần chú ý phòng tránh tốt. Bệnh nói chung tiên lượng là tốt, nhưng có thể
gây hậu quả tai hại vì những thể bệnh và biến chứng nặng như: vô sinh, viêm
não.... Y học hiện đại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
khi bị quai bị 2 tai vểnh ra phía trước.
Trả lờiXóa