HỘI CHỨNG BỆNH LÝ TẠNG PHỦ (PHẦN III)
Biên
soạn: BSCKI LÊ THÂN
Bệnh viện YHCT Quảng Nam
Phần
ba : TỲ - VỊ
|
1- Hư
chứng;
1.1-Hội
chứng tỳ vị khí hư:
1.1.1-Triệu
chứng lâm sàng:
Ăn uống
kém, sau ăn thường khó tiêu, bụng có cảm giác chướng đầy, đại tiện phân thường
nát và nhão, tứ chi thường mệt mỏi, tiếng thở yếu, ngại nói, người gầy, sắc mặt
hơi vàng không tươi, lưỡi: nhợt rêu trắng, mạch hoãn nhược.
1.1.2-Nguyên
nhân và cơ chế bệnh sinh:
Đa phần là
do bởi người bệnh ăn uống thất thường, hoặc do lao lực làm người bệnh quá mệt
mỏi, hoặc do những nguyên nhân khác làm cho người bệnh nôn và ỉa chảy kéo dài,
cũng có thể do ảnh hưởng từ các bệnh của tạng phủ khác như: tạng can khắc tỳ vị
quá mạnh, làm cho tỳ vị hư nhược và đưa đến.
1.1.3-Pháp
điều trị và bài thuốc:
*Pháp điều
trị: ích khí kiện tỳ.
*Bài
thuốc : Tứ quân tử thang hoặc lục
quân tử thang.
1.2-
Hội chứng tỳ dương hư:
1.2.1-Triệu
chứng lâm sàng:
Ăn kém,
bụng có cảm giác chướng đầy, thường hay đau bụng âm ỉ với tính chất khi được
chườm nóng hoặc xoa bóp thì có cảm giác dễ chịu hơn, miệng nhạt, không khát,
đại tiện phân thường nhão và nát; có trường hợp tay và chân hơi phù, tiểu ít;
phụ nữ có thể ra nhiều khí hư, tính chất của khí hư: trắng và loãng; chất lưỡi
thường bệu và nhợt, rêu lưỡi thường trắng trơn; mạch trầm tế hoặc trì nhược.
1.2.2-Nguyên
nhân và cơ chế bệnh sinh:
Tỳ dương
hư thông thường là trên cơ sở của tỳ vị khí hư, bệnh phát triển nặng thêm một
bước nữa mà hình thành; còn do người bệnh ăn uống thất thường, đặc biệt là ăn
quá nhiều các thức ăn sống lạnh hoặc dùng quá nhiều các vị thuốc với tính vị
hàn lương; những nguyên nhân này, làm tổn thương phần khí của tạng tỳ mà dẫn
đến. Hội chứng này do bởi dương hư mà sinh hàn, nên người ta còn gọi nó 1 tên
khác: Tỳ hư hàn chứng (tỳ vị hư hàn).
1.2.3-Pháp
điều trị và bài thuốc:
-Trong trường
hợp không phù:
*Pháp điều trị: Ôn trung kiện tỳ.
*Bài thuốc : Lý trung thang.
-Trong
trường hợp có phù:
*Pháp điều trị: Ôn tỳ hành thủy.
*Bài thuốc : Thực tỳ ẩm
1.3-Hội
chứng tỳ khí hư hạ hãm:
1.3.1-Triệu
chứng lâm sàng:
Người bệnh
thường hay váng đầu, hoa mắt, tiếng nói nhỏ - yếu, đoản khí, hay tự hãn, ăn ít,
sau ăn bụng đầy trướng khó tiêu hay đại tiện vặt hoặc ỉa chảy kéo dài, có
thể kèm theo sa nội tạng (như: sa dạ
dày, sa đại tràng...)
1.3.2-Nguyên
nhân và cơ chế bệnh sinh:
Bệnh
chứng này còn được gọi dưới một tên khác là trung khí hư hạ hãm, mà nguyên nhân
là do khí ở trung tiêu bị suy giảm gây nên bệnh lý; làm cho khí ở trung tiêu
suy giảm thường do lao lực quá nhiều, ăn uống kém hoặc ở những người bị ỉa chảy
hay lỵ kéo dài.
1.3.3-Pháp
điều trị và bài thuốc:
*Pháp điều
trị: ích khí thăng đề.
*Bài
thuốc : Bổ trung ích khí thang.
1.4-Hội
chứng tỳ bất thống nhiếp huyết:
1.4.1-Triệu
chứng lâm sàng:
Người bệnh
hay biểu hiện tình trạng xuất huyết dưới nhiều hình thức khác nhau: có thể là
xuất huyết dưới da; có thể là đi cầu ra máu; ở phụ nữ có thể là: kinh nguyệt ra
quá nhiều, rong kinh hay rong huyết; hoặc trong các trường hợp xuất huyết khác.
Tình trạng
này có thể xuất hiện đơn độc hoặc kèm theo các hội chứng bệnh lý khác, ví dụ
như: kèm hội chứng tỳ khí hư hoặc hội chứng tỳ dương hư.
1.4.2-Nguyên
nhân và cơ chế bệnh sinh:
Tình trạng
này đa phần gặp ở những người mắc bệnh lâu ngày, làm cho tỳ khí bị hư tổn; hoặc
ở những người do lao lực quá độ mà làm tổn thương tới tỳ khí lúc ban đầu, sau
đó phát triển thành tỳ khí hư hạ hãm. Tất cả những nguyên nhân ấy làm cho tỳ
khí hư, mất khả năng thống nhiếp huyết mà đưa đến bệnh lý.
1.4.3-Pháp
điều trị và bài thuốc:
*Pháp điều
trị: ích khí nhiếp huyết.
*Bài
thuốc : Quy tỳ thang.
1.5-Hội
chứng vị âm bất túc:
1.5.1-Triệu
chứng lâm sàng:
Người bệnh
có miệng và lưỡi khô ráo, đói nhưng không muốn ăn hoặc nôn khan hay ợ hơi, bụng
thường chướng, đại tiện phân thường khô táo, nước tiểu đỏ và ít, lưỡi thường
khô đỏ sẫm và ít tân dịch, mạch tế sác.
1.5.2-Nguyên
nhân và cơ chế bệnh sinh:
Đa phần là
do bởi hỏa nhiệt bên trong cơ thể mạnh, làm tiêu hao phần âm dịch của vị mà dẫn
đến.
1.5.3-Pháp
điều trị và bài thuốc:
*Pháp điều
trị: Tư âm dưỡng vị
*Bài
thuốc : ích vị thang
2- Thực
chứng:
2.1-
Hội chứng hàn thấp khốn tỳ:
2.1.1-Triệu
chứng lâm sàng:
Người bệnh
có cảm giác đầy trướng bụng, không muốn ăn, khi ăn vào rất dễ bị nôn, miệng
nhạt, không khát, bụng thường đau, đại tiện phân thường nát, đầu có cảm giác
nặng như bị bọc, người có cảm giác nặng nề hoặc phù nhẹ, sắc mặt thường vàng
tối, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch nhu hoãn.
2.1.2-Nguyên
nhân và cơ chế bệnh sinh:
Đa
phần nguyên nhân đưa đến là do bởi người bệnh ăn uống các thức ăn sống lạnh
nhiều làm cho hàn thấp đình ngưng ở trung tiêu; hoặc do người bệnh trong công
việc hay sinh hoạt bị dầm mưa, ngâm nước nhiều, làm cho thấp tà từ môi trường
ngoài xâm phạm vào cơ thể, kết quả hàn thấp xâm nhập nặng vào bên trong, làm
tổn thương phần dương khí của tạng tỳ mà gây bệnh.
2.1.3-Pháp
điều trị và bài thuốc:
*Pháp điều
trị: Ôn trung hóa thấp.
*Bài
thuốc : Vị linh thang.
2.2-Hội
chứng tỳ vị thấp nhiệt:
2.2.1-Triệu
chứng lâm sàng:
Người bệnh
có cảm giác đầy trướng bụng hoặc nôn khi ăn, tay chân và cơ thể có cảm giác
nặng nề, đại tiện phân thường nhão nát, đi tiểu nước tiểu thường đỏ ít và khó
đi tiểu. Có trường hợp người bệnh xuất hiện hoàng đản: da vàng, mắt vàng; người
có thể nóng, ra mồ hôi mà nhiệt vẫn không giảm. Rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu
sác.
2.2.2-Nguyên
nhân và cơ chế bệnh sinh:
Đa số là
do cảm thụ thấp nhiệt tà từ bên ngoài xâm phạm vào cơ thể, hoặc có thể gặp ở
những người ăn nhiều các thức ăn béo, ngọt hay uống rượu quá nhiều, những yếu
tố đó tạo thành thấp nhiệt bên trong cơ thể ảnh hưởng đến tỳ vị mà đưa đến hội
chứng bệnh lý.
2.2.3-Pháp
điều trị và bài thuốc:
*Pháp điều
trị: Thanh nhiệt hóa thấp
*Bài
thuốc : Cam
lộ tiêu độc đan.
2.3-Hội
chứng vị hàn;
2.3.1-Triệu
chứng lâm sàng:
Người bệnh
có cảm giác lạnh và đau vùng thượng vị, mức độ nhẹ thì đau âm ỉ kéo dài, mức độ
nặng có thể xuất hiện các cơn đau rõ rệt, đặc biệt tính chất đau là gặp lạnh
thí đau tăng lên, khi chườm nóng có cảm giác dễ chịu hơn; miệng nhạt, không
khát, hay chảy ra nước miếng trong; hoặc sau khi ăn có thể bị nôn; người bệnh
có cảm giác sôi bụng; lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, nhờn; mạch huyền hoặc trì.
2.3.2-Nguyên
nhân và cơ chế bệnh sinh:
Đa phần là
do bởi vị dương hư dẫn tới, mà vị dương hư thì nguyên nhân là bởi người bệnh
hay ăn các
thức ăn không sạch, ăn nhiều các
thức ăn sống lạnh làm hàn ngưng ở vị mà tạo thành.
2.3.3-Pháp
điều trị và bài thuốc:
*Pháp điều
trị: Ôn trung tán hàn.
*Bài
thuốc : Hậu phác ôn trung thang.
2.4-Hội
chứng vị nhiệt;
2.4.1-Triệu
chứng lâm sàng:
Người bệnh
đau vùng thượng vị, nhưng đau có tính chất nóng rát vùng thượng vị, thường hay
có cảm giác nuốt chua hoặc cồn cào vùng thượng vị, thích uống nước mát, khi ăn
hay có cảm giác mau tiêu, mau đói hoặc sau khi ăn hay có cảm giác buồn nôn, dễ
nôn hoặc có trường hợp biểu hiện miệng hôi hay có chảy máu vùng răng lợi hoặc
sưng đau vùng răng lợi, đại tiện thường táo, chất lưỡi thường đỏ, rêu lưỡi
thường vàng, mạch hoạt sác
2.4.2-Nguyên
nhân và cơ chế bệnh sinh:
Đa phần là
do người bệnh ăn quá nhiều các thức ăn cay nóng, gia vị nhiều, tình trạng ấy
kéo dài làm cho nhiệt tích lại ở tỳ vị hoặc có thể do rối loạn thất tình làm
cho tình chí uất ức lâu ngày mà hóa hỏa hoặc nhiệt tà từ bên ngoài xâm phạm vào
vị.
2.4.3-Pháp
điều trị và bài thuốc:
*Pháp điều
trị: Thanh vị tả hỏa.
*Bài
thuốc : Tả tâm thang hoặc Ngọc nữ
tiễn.
2.5- Hội chứng thực tích đình ngưng ở vị:
2.5.1-Triệu
chứng lâm sàng:
Vùng
thượng vị có cảm giác chướng đau, người bệnh không thích ăn, hay ợ hơi và nôn
mữa; đặc biệt khi ăn nhiều chất thịt, chất mỡ đại tiện thường thất thường lúc
táo, lúc nát; rêu lưỡi dày, nhờn; mạch hoạt.
2.5.2-Nguyên
nhân và cơ chế bệnh sinh:
Thường do
bởi ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều, ăn nhanh; đặc biệt là các chất thức ăn
béo, ngọt đưa đến thức ăn đình tích ở vị, không vận hóa được mà dẫn tới bệnh
lý.
2.5.3-Pháp
điều trị và bài thuốc:
*Pháp điều
trị: Tiêu thực dẫn ngưng.
*Bài
thuốc : Bảo hòa hoàn.
2.6-Hội
chứng tỳ hư do giun: (có thể xếp vào hư
hoặc thực đều được)
2.6.1-Triệu
chứng lâm sàng:
Người bệnh
hay có cảm giác đầy trướng vùng thượng vị, cùng cảm giác hay đau bụng âm ỉ vùng
quanh rốn, mặt hơi vàng, người thường gầy, hay ợ hơi, đôi khi có thể nôn ra
giun, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu.
2.6.2-Nguyên
nhân và cơ chế bệnh sinh:
Do giun
gây ra.
2.6.3-Pháp
điều trị và bài thuốc:
*Pháp điều
trị: Kiện tỳ trừ trùng tích.
*Bài
thuốc : Ô mai hoàn.
0 nhận xét: