CHÁO HÀNH CỦA THỊ NỞ

                  Bài ngắn hơn đăng ở Báo Quảng Nam (Ở đây)
          Hành (còn gọi là hành hoa, thông bạch, đại thông …; dân gian hay gọi là hành ta để phân biệt với hành tây) là loại thực phẩm làm gia vị rất thông dụng trong các bữa ăn; trong nhân dân có câu tục ngữ quen thuộc “Trăm thứ canh không hành không ngon”; ngoài ra, nó còn dùng để ăn sống, luộc ăn và muối dưa; dưa hành hầu như không thể thiếu trong tết cổ truyền. Hành còn là một vị thuốc thông dụng trong nhân dân; có tác dụng: khử phong làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, giúp tiêu hoá, ôn thận, làm sáng mắt; thường dùng chữa các trường hợp: cảm lạnh, đau đầu ngạt mũi, thai động, mắt nhìn kém, khó tiêu và một số bệnh đường ruột. Tuy nhiên, sách cổ còn nói thêm rằng: ăn nhiều quá thì tóc bạc, hư khí xông lên không ra mồ hôi được.



          Một trong những ứng dụng hàng đầu để chữa bệnh của hành là chữa cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi (trong văn học Việt Nam có bát cháo hành của Thị Nở nấu cho Chí Phèo): mấy cây hành cả rễ nấu cháo với gạo tẻ, có thể thêm chút dấm cho toát mồi hôi; hoặc không thêm dấm, sau khi nấu thành cháo thì múc ra bát, đập vào một cái trứng gà, thêm vào tiêu, một chút muối khuấy đều ăn ngay khi còn nóng. Hoặc dùng 30g củ hành tươi, 3-4 lát gừng tươi, hãm vào 1 ly nước sôi, chờ cho nguội bớt thì uống hết một lần. Ăn cháo hay uống nước hãm xong, phải đắp mền cho ra mồ hôi, rồi lau sạch mồ hôi, mặc quần áo khô, ở nơi kín gió. Các phương thức trên chỉ dùng cho trường hợp cảm mà không ra mồ hôi.


          Dùng hành tươi đắp lên rốn (huyệt thần khuyết) và một số huyệt vị khác để chữa bí đái, là một phương pháp đã được ứng dụng từ lâu đời. Sách Bản sự phương viết: Chữa tiểu tiện khó khǎn, bụng dưới trướng đau, dùng hành tươi một nắm, giã nát, chia thành 2 phần, dùng vải bọc lại, sao nóng, luân phiên đắp lên rốn; Bản thảo cương mục đã viết: Bị bí đái, dùng hành trắng liền cả lá, giã nát, thêm mật, đắp lên ngoại thận (bộ phận sinh dục) thì tiểu tiện sẽ thông. Kinh nghiệm cổ truyền này đã được các thầy thuốc Trung Quốc kiểm chứng lại trên lâm sàng. Kết quả cho thấy, dùng hành tươi sao nóng đắp lên rốn là một biện pháp khá lý tưởng để giải quyết tình trạng ứ nước tiểu, do những nguyên nhân khác nhau gây ra (viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, lệch đĩa đệm cột sống, phụ nữ có thai hoặc sau khi đẻ bị bí đái...). Trên thực tế, chỉ cần dùng một vị hành tươi đắp lên rốn hoặc một số huyệt vị khác ở dưới rốn là đủ; Tuy nhiên, đê tǎng thêm hiệu quả, một số nơi còn phối hợp với muối, phèn chua và hồ tiêu, hoặc với các vị thuốc cay thơm có khả nǎng xuyên thấm mạnh như xạ hương, bǎng phiến... Còn các thầy thuốc Đông y Việt Nam ta thường dùng cách đắp thuốc như sau: Hành tươi phối hợp với ốc: bắt 4-5 con (ốc nhồi, ốc vặn đều được), hành sống 3-4 củ, có thêm chút bǎng phiến càng tốt. Cách làm: ốc bóc bỏ vỏ, lấy thịt, trộn với hành giã nát, nặn thành hình cái bánh tròn, đặt lên trên rốn, lấy bǎng cố định lại, sau khi đắp một lúc là đi tiểu được; sau khi tiểu tiện đã thông thì bỏ thuốc ra. Dùng hành tươi 4-5 củ, giã cùng với 1-2 con giun đất đắp lên vùng huyệt "khí hải" (từ rốn thẳng xuống 1 tấc rưỡi)...

          Phụ nữ động thai dùng hành tươi 60g thêm một bát nước, sắc kỹ, lọc bỏ bã, uống.
          Thận hư, mắt nhìn kém: giã nát củ hành viên với mật ong thành hoàn cỡ hạt bắp, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-20 hoàn, uống sau bữa ăn với cháo gạo.
          Chữa chân tay tê dại: củ hành to 60g, gừng tươi 16g, ớt 3g, nấu nước uống ngày 2 lần.
          Chữa cảm gió ho: hành cả rễ 7 cây, 1 trái lê, tất cả xắt nhỏ, đường trắng 50g, cùng sắc lấy nước uống, ăn hành và lê ngày 2 lần.    


                  Ảnh trong bài lấy từ Internet
                            Lê   Thân  (Tổng hợp)



1 nhận xét:

  1. Mùa lạnh, thời tiết thay đổi, các bé hay bị sổ mũi, ngạt mũi
    Điều trị bằng cách nào cho hiệu quả nhỉ?
    Mời các mẹ tham khảo thêm tại đây nhé http://trebingatmui.blogspot.com/
    Tôi tin chắc rằng với những biện pháp đã được trải nghiệm và kiểm chứng bởi các mẹ này, sẽ giúp bé nhà bạn khỏe mạnh hơn mỗi ngày

    Trả lờiXóa