ĐÔNG Y CHỮA QUAI BỊ

            Quai bị là một bệnh cấp tính do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramyxovirus có ái tính đặc biệt đối với các tuyến (tuyến nước bọt, tuyến tụy, tinh hoàn...) và hệ thần kinh gây ra. Quai bị là bệnh toàn thân, viêm tuyến mang tai là phổ biến và điển hình của bệnh quai bị; ngoài ra còn gặp viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não, tổn thương các dây thần kinh sọ....


more »

1 nhận xét:

NHỜ GIÚP ĐỠ

Bạn nào có bất cứ thông tin gì như: các tên gọi, sinh trưởng thế nào, dùng làm gì.... liên quan đến cây sau cung cấp cho với. Email: lethanqn@gmail.com, cảm ơn nhiều!









1 nhận xét:

THUỐC VÀ MỸ PHẨM TỪ CÂY LÔ HỘI

Bài ngắn hơn đã đăng ở Báo Quảng Nam số 3349 (6571) ngày 16.8.2012 (Ở đây)

Phần thịt trong suốt của lô hội có giá trị dinh dưỡng cao, khi nấu chè hoặc canh có tác dụng mát gan, nhuận tràng và tăng cường sinh lực.
Lô hội còn gọi là long tu, nha đam, lưỡi hổ, hỗ thiệt…. Tên khoa học Aloe vera Livar sinensis Berger, thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Theo tiếng Hán: lô có nghĩa là đen; hội là hội tụ, tụ đọng lại; ý chỉ nhựa cây lô hội khi cô đặc lại có màu đen, có thể đóng thành bánh. Nó được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước trên thế giới. Theo đông y, nó có tác dụng: thanh nhiệt tả hoả, giải độc, mát huyết, càm máu, tẩy (liều cao) và nhuận trường (liều thấp), thông đại tiện; thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, phiền táo, táo bón cấp tính, viêm dạ dày, viêm tá tràng, tiêu hoá kém, viêm mũi, kinh nguyệt bế, đái tháo đường. Một số ứng dụng chữa bệnh:

more »

2 nhận xét:

CÁ NGỰA – GIÚP “ĐI CHỢ LÂU HẾT TIỀN”

            Bài đã đăng ở  Báo Quảng Nam Cuối tuần số 1960 (5182) ngày 13-14/01/2007 (Ở đây) với tiêu đề: CÁ NGỰA

            Cá ngựa sống ở nước mặn, có nhiều loài khác nhau, tất cả các loài đều được dùng làm thuốc, nhưng nhiều người cho rằng loài trắng và vàng là tốt hơn cả. Toàn thân con cá ngựa, vặt bỏ lông trên đầu, mổ bỏ nội tạng, phơi hay sấy khô được dùng làm thuốc với tên hải mã (khi dùng thường tắm rượu, sao qua, tán bột); thường sau khi mổ bỏ nội tạng, người ta uốn đuôi cho cong; chọn những con to nhỏ bằng nhau rồi buộc lại hai con một, xem như đó là một đôi đực cái, nhưng phần lớn thực tế không phải như vậy; bảo quản nơi khô ráo, mát, kín, tránh sâu mọt. Hải mã không có độc, là vị thuốc bổ có tác dụng hưng phấn, kích thích tình dục; làm thuốc cường dương, giúp cho sự giao hợp được lâu.
more »

0 nhận xét: