NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ TỪ ĐU ĐỦ
Bài ngắn hơn được đăng ở Báo Quảng Nam số 3271 (6493) ngày 17/5/2012 (Tại đây)
` Đu đủ có tên khoa học Parica papayal,
thuộc họ Đu đủ Papayaceae
Ảnh: Internet
1-Giá trị
dinh dưỡng mà đu đủ đem lại cho con người là rất lớn. Chỉ khi ăn trái đu đủ
chín nhưng còn tươi thì mọi giá trị dinh dưỡng của đu đủ mới tận dụng hết, cho
dù mùi vị có thể không được thơm ngon bằng khi đã chín kỹ; lúc này, nó chứa
nhiều lượng men có tác dụng kích thích tiêu hoá và làm giảm các chứng đau dạ
dày; sự kích thích tiêu hoá này giúp đảm bảo cho ruột kết được khoẻ mạnh, có
thể điều chỉnh trạng thái mất cân bằng trong cơ thể mà nếu không dễ gây ra các
chứng viêm khớp, táo bón, tiểu đường, tăng huyết áp. Ngoài ra, nó còn được sử
dụng ngăn ngừa ung thư, giúp hồi phục nhanh chóng sau phẩu thuật hoặc điều trị
bằng hoá chất. Đu đủ có tác dụng chuyển hoá các chất đạm thành các a xít a min
khác nhau; các loại a xít a min quan trọng này chỉ có thể nhận được từ nguồn
thực phẩm, rất có ích trong việc sản sinh ra nội tiết tố tăng trưởng ở người –
loại hóc môn (hormone) làm tăng tính rắn chắc của cơ thể và làm giảm chất béo
trong cơ thể.
Trái đu đủ còn tươi chứa nhiều loại
men khác có tác dụng phân huỷ các mô bị tổn thương hoặc cứng qúa, làm giảm bớt
chứng xơ cứng động mạch; nó chỉ có khoảng 1/3 lượng ca lo so với đu đủ
chín kỹ, nhưng lại gấp 2 lần lượng chất đạm dễ tiêu hoá, các men cũng giúp ích
cho việc tiêu hoá chất đạm, tinh bột và chất béo.
Do chứa papain nên người ta thường
dùng trái đu đủ xanh chà xát vào miếng thịt dai cứng để làm mềm thịt hoặc có
thể nấu mọi loại thịt động vật với trái đu đủ xanh cũng làm mềm thịt (mọi người
thường hầm chân giò heo với trái đu đủ xanh cho các bà mẹ nuôi con bằng sữa ăn
để có nhiều sữa).
2-Đu đủ có
tác dụng như một vị thuốc:
-Chữa đau lưng do gai cột sống: hạt đu
đủ chà cho sạch nhớt bao quanh, giã nát, bọc trong túi vải rồi đắp lên vùng
đau; mỗi lần đắp tối đa 30 phút và theo dõi kỹ tránh bị bỏng; ngày 1 lần, liên
tục 20-30 ngày.
-Hoa đu đủ đực tươi hay phơi khô hấp
với đường phèn chữa ho, mất tiếng.
-Mộng tinh, hoạt tinh: dùng trái đu đủ
khoét đầu, cho đường phèn vào, nướng đến chín, bỏ vỏ, ăn phần thịt cả hột.
-Người bị ung thư phổi, ung thư vú có
thể nấu lá đu đủ tươi cả cuống, uống ngày 3 lần, mỗi lần 600ml, uống liên tục
15-20 ngày.
-Phép dưỡng sinh chống lão suy: trái
đu đủ chín 200g, chuối xiêm 300g, hai thứ xay trong nước dừa non uống hằng
ngày; nếu có mật ong, sữa ong chúa cho vào càng tốt; nên dùng nóng, tránh dùng
lạnh và không cho đá; dùng cho những người da mai mái, thể trạng không sung
mãn, có các bệnh mạn tính.
-Người ít ngủ, hồi hộp dùng: trái đu
đủ chín 100g, chuối 100g, củ cà rốt 100g, tất cả xay trong nước dừa non nạo, có
thể thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.
-Chữa chai chân và mụn cơm: rửa sạch
vết chai chân hay mụn cơm, dùng kim sạch khêu nhẹ vết chai hay mụn cơm, sau đó
lấy nhựa đu đủ (dùng dao bén rạch dọc trái đu đủ xanh, cho mủ chảy vào bát) bôi
lên băng lại; nhựa đu đủ sẽ ăn mủn vết chai hoặc mụn cơm.
-Chữa chàm, giời leo, lở loét kẻ chân:
lấy 1 trái đu đủ xanh chừng 400g, nghiền nát trộn với 30g giấm và 30g muối ăn,
vắt lấy nước, đắp vào nơi vết thương.
-Rễ đu đủ đực được dân gian sắc uống
làm thuốc cầm máu.
Đu đủ là loại trái cây có nhiều tác
dụng tốt cho sức khoẻ, là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, nó là món quà quý giá mà thiên
nhiên ban tặng cho con người. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều trái đu đủ sẽ
gây một số tác dụng phụ không tốt; do đủ đủ chín có tính nhuận trường, nên
kiêng ở những trường hợp đang đi ngoài, đang uống các thuốc nhuận tràng, tẩy.
3-Tác hại được cho là nguy hiểm
nhất của đu đủ mà hầu như kinh nghiệm truyền thống của nhiều nước đã đúc kết đó
là mối liên quan giữa trái đu đủ xanh với sinh sản và thai nghén:
Một số nghiên cứu cho thấy trái đu đủ có thể phòng
tránh thai không chỉ trên phụ nữ (tác dụng ngừa thai và làm sẩy thai của papain
do hoạt tính của nó đối với progesteron của thai phụ) mà còn có thể trên cả nam
giới; nghiên cứu đang đi đến giai đoạn sau cùng trước khi đưa ra áp dụng rộng
rãi.
Niềm tin ở rộng rãi các nước Châu Á rằng đu đủ non có
khả năng gây sẩy thai. Rất nhiều phụ nữ Việt Nam khi đến tuổi thai nghén cũng
đều được thế hệ đi trước dặn dò là đừng ăn đu đủ xanh (non) trong khi thai
nghén, có thể bị sẩy thai đấy!; hư thực thế nào thì chưa rõ, nhưng trên nhiều
thực nghiệm ở động vật, nhựa đu đủ xanh cũng được chứng minh là không an toàn
cho thai nghén và có khả năng gây sẩy thai; thì đối với cơ thể người chúng ta,
thực hành khôn ngoan là tránh sử dụng đu đủ xanh, đu đủ gần chín (và các bộ
phận khác của cây đu đủ) trong thời kỳ mang thai; câu ngạn ngữ “có kiêng có
lành” có thể đúng trong trường hợp này, cứ kiêng cữ trong thời kỳ mang thai
cũng chẳng sao, nếu không kiêng lỡ xảy ra việc gì thì thật đáng tiếc.
4-Phần cơm
của đu đủ là thành phần chính của các loại mỹ phẩm như kem nền (mặt), kem đánh
răng, xà phòng gội đầu. Trong công nghiệp, papain được dùng để tinh chế bia, xử
lý len và lụa trước khi nhuộm; là phụ gia trong công nghệ chế biến cao su; khi
tinh chế dầu gan cá tuna, người ta tiêm papain vào gan trước khi chiếc xuất,
làm cho thành phẩm giàu vitamin A và D hơn.
( LÊ THÂN - Tổng hợp)
trong cách chữa chai chân, "dùng kim khều nhẹ" là như thế nào ạ?
Trả lờiXóa