TOA CĂN BẢN

                                                                                                       
                                                          
                                                                                                Ảnh Internet
                                                                                                      
                                                                                                          BS  Lê   Thân

Cách kê đơn thuốc theo theo căn bản là phương pháp bốc thuốc Nam đơn giản, thích hợp với người hiểu biết Y học hiện đại và Y học cổ truyền còn ít, sử dụng dễ dàng linh hoạt các vị thuốc có ở địa phương, thích hợp với việc chữa những chứng bệnh thông thường. Để các đồng nghiệp, nhất là nhân viên y tế thôn bản có tài liệu thực hành về thuốc nam ở tuyến cơ sở; dựa theo tài liệu của Bộ môn Y học cổ truyền - Trường đại học Y Hà Nội, chúng tôi giới thiệu cách kê đơn thuốc theo toa căn bản, để tham khảo tùy theo điều kiện mà áp dụng thích hợp.
Trong toa căn bản có hai phần: phần điều hoà cơ thể và phần chữa các bệnh tật.
1- Phần điều hoà cơ thể:
Cơ thể hoạt động điều hoà cả các chức phận của gan, huyết, đại tiện, tiểu tiện, tự giải độc, tiêu hoá thức ăn tốt, hoạt động các khiếu bình thường. Khi có bệnh các hoạt động chức phận này dễ bị trở ngại, nên phải điều hoà lại. Sự điều hoà này căn cứ vào tính chất hư - thực, hàn - nhiệt của bệnh, nhưng vì tính chất âm dương hỗ căn nên chỉ tăng hay giảm mà không bỏ chức năng nào.
1.1- Điều hoà cơ thể theo tính chất hư thực của bệnh:
1.1.1.Thực chứng: Áp dụng cho những bệnh cấp tính: có 11 vị thuốc sau:
TT
Tên thuốc
Tác dụng
Liều lượng
         Thuốc thay thế

1

Rau má

Nhuận gan

08 - 12g
Trái mướp đắng       08 - 16g
Quả dành dành        08 - 16g
Nhân trần                 08 - 12g
Cúc hoa                    08 - 12g

2

Rễ cỏ tranh

Nhuận tiểu

08 - 12g
Râu bắp                   08 - 16g
Cây mã đề                08 - 16g
Lá nhót, lá cà phê    08 - 12g
Tua đa                      04 - 08g

3

Cỏ nhọ nồi

Nhuận huyết

08 - 12g
Sinh địa                    04 - 12g
Hà thủ ô                   08 - 12g
Kê huyết đằng         08 - 12g
Lá huyết dụ              08 - 12g

4

Lá muồng trâu

Nhuận tràng

08 - 12g
Lá chút chít              04 - 12g
Lá mơ tam thể         08 - 16g
Vỏ cây đại               04 - 12g
Lá lộc mại               04 -  08g
5
6
7
Cam thảo đất
Ké đầu ngựa
Cỏ mần trầu

Giải độc cơ thể

08 - 12g
Kim ngân hoa          08 - 16g
Bồ công anh             08 - 20g
Sài đất                      08 - 12g
Xạ can                     03 - 06g
8
9
10
Vỏ quýt
Gừng sống
Củ sả

Kích thích tiêu hoá

04 - 08g
Vỏ chanh, cam        04 -  08g
Thần khúc               04 -  08g
Sa nhân                   04 -  08g
Riềng                      04 -  08g
11
Thuỷ xương bồ
Khai khiếu
03 - 06g
Quả bồ kết (bỏ hạt)
                                03 - 06g

1.1.2. Hư chứng: Dùng cho các bệnh nhân có bệnh mạn tính, sức khoẻ yếu gồm 10 vị thuốc sau:

TT
Tên thuốc
Tác dụng
Liều lượng
Thuốc thay thế
1
Củ mài
Kiện tỳ bổ khí
08 - 12g
Nam bạch truật  08 - 12g
2
Nam mộc hương
Kiện tỳ bổ khí
08 - 12g
Hạt sen              08 - 12g
Hạt đậu ván       08 - 12g
3
Ý dĩ
Kiện tỳ bổ khí
08 - 12g
Sa nhân             04 - 08g
4
Cam thảo dây
Kiện tỳ bổ khí
04 - 08g
Đẳng sâm          08 - 12g
Hương phụ        06 - 08g
5
Hà thủ ô
Bổ can bổ huyết
08 - 12g
Kê huyết đằng   08 - 12g
6
Rau má
Kiện tỳ bổ khí
08 - 12g
Đậu đen             08 - 12g
Long nhãn         08 - 12g
7
Cẩu tích
Bổ thận
08 - 12g
Ba kích               08 - 12g
8
Dây tơ hồng
Bổ thận
08 - 12g
Cốt toái bổ         08 - 12g
Tang ký sinh     08 - 12g

9

Củ sả

Kích thích tiêu hoá

04 - 08g
Gừng                  04 - 08g
Vỏ cây vối         08 - 12g
Chỉ thực             02 - 04g
Trần bì               04 - 08g

10

Tỳ giải

Lợi niệu trừ thấp

08 - 12g
Ýdĩ                    08 - 12g
Mã đề                08 - 12g
Râu bắp            08 - 12g 
1.2- Điều hoà theo tính chất hàn nhiệt của bệnh:
Nếu bệnh thuộc nhiệt dùng phần điều hoà theo thể thực chứng: tăng thêm liều thuốc nhuận gan, nhuận tiểu, nhuận tràng (nếu có táo bón), giải độc cơ thể, giảm liều thuốc kích thích tiêu hoá nhưng không bỏ hẳn.
Nếu bệnh thuộc hàn thì dùng phần điều hoà theo thể hư chứng: tăng cường liều lượng các thuốc bổ thận, bổ can huyết, kiện tỳ, kích thích tiêu hoá, giảm liều thuốc lợi niệu.
2- Phần chữa các bệnh:
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, từng triệu chứng của bệnh mà thêm các thuốc sau:
2.1- Cảm mạo do lạnh: Quế chi 04 - 12g, tía tô 04 - 06g, hành 04 - 06g, kinh giới 06 - 12g, bạch chỉ 06 - 12g.
2.2- Cúm có sốt: Rễ lá cúc tần 08 - 12g, sắn dây 04 - 12g, lá dâu 08 - 16g, rễ cỏ lức (nam sài hồ) 08 - 12g, bạc hà 04 - 12g, hoa cúc 04 - 16g. 
 Hạ sốt cao: Thạch cao sống 12 - 80g, lá tre 04 - 24g, rễ sậy 20 - 60g,  hạt muồng sống 08 - 20g
2.3- Nhiễm khuẩn: mụn nhọt, truyền nhiễm, viêm họng v.v...: Kim ngân hoa 12 - 80g, bồ công anh 08 - 12g, xạ can 03 - 12g, bồ cu vẽ 08 - 12g, sài đất 20 - 60g
2.4- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa: viêm bàng quang, niệu đạo, ỉa chảy nhiễm khuẩn, lỵ trực trùng, lỵ amíp, viêm gan vi rus ...: Hoàng liên 06 - 12g, hoàng đằng 06 - 12g, khổ sâm 04 - 16g, rau sam 12 - 20g, nhân trần 12 - 40g, cỏ sữa to lá 08 - 16g, cỏ sữa nhỏ lá 08 - 16g, vỏ cây núc nác 08 - 16g, lá cây phèn đen 08 - 16g.
2.5- Sốt kéo dài, nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây chảy máu: do rối loạn thành mạch: chảy máu cam, tử ban, ho ra máu, đại tiện ra máu v.v...: Huyền sâm 08 - 12g, sinh địa 08 - 16g, rễ cỏ tranh 12 - 24g.
2.6- Ỉa chảy do lạnh: Riềng 08 - 12g, ngải cứu 04 - 08g, hoắc hương 08 - 12g.
2.7- Cầm ỉa chảy: Búp ổi, vỏ lựu, búp sim mỗi vị 03 - 06g, sài đất 06 - 08g
2.8- Thuốc chữa đau khớp, đau dây thần kinh ngoại biên: Cỏ hy thiêm 12 - 16g, cành dâu 04 - 12g, rễ cây kiến cò 04 - 12g, tầm gửi cây dâu (tang ký sinh) 12 - 24g, rễ cây xấu hổ 08 - 16g, rễ cây cốt khí 08 - 16g, rễ cây lá lốt 08 - 12g, củ ráy 04 - 08g.
2.9- Thuốc lợi sữa, thông sữa, lợi niệu: Mộc thông 06 - 12g, thông thảo 03 - 04g, bấc đèn 02 - 03g, mã đề 12 - 30g, trạch tả 08 - 16g, vỏ giữa quả cau 06- 12g.
2.10- Thuốc chữa ho hen: Lá sen 08 - 12g, hạt cải trắng 08 - 12g, hạnh nhân 08 - 12g, hạt củ cải 08 - 12g, bách bộ 03- 06g, rễ cây dâu  06 - 12g.
2.11- Trừ đàm do lạnh: Bán hạ chế 06 - 12g, quả bồ kết 03 - 06g.
2.12-Thuốc cầm di tinh, di niệu: Củ súng (khiếm thực) 04 - 08g, hạt sen 06 - 12g, kim anh 06 - 12g, mẫu lệ (vỏ hầu) 12 - 30g
2.13- Thuốc điều kinh, giảm đau, chống sung huyết: Đan sâm 04 - 20g, củ nghệ 04 - 08g, nhân hạt đào 08 - 12g, tô mộc 02 - 03g, ích mẫu 04 - 12g, gai bồ kết 04 - 12g, xuyên khung 04 - 12g.
2.14- Thuốc cầm máu: Cỏ nhọ nồi 06 - 12g, hoa hoè 06 - 12g, tóc rối đốt thành than 06 - 12g, muội nồi 02 - 03g, lá trắc bá 04 - 24g, ngó sen 08 - 16g.
2.15- Thuốc an thần: Táo nhân 06 - 12g, sâm cau 08 - 12g,  lá vông 08 - 12g, lạc tiên 08 - 12g, thần sa - chu sa 0,2 - 0,6g
2-16- Thuốc bổ máu: Thục địa 08 - 16g, bột rau thai nhi 03 - 06g, quả dâu chín 12 - 20g, kê huyết đằng 06 - 12g, trâu cổ 12 - 20g, hà thủ ô 08 - 16g, long nhãn 04 - 12g.
2.17- Thuốc chống toan (chống ợ chua): Lá khôi 08 - 12g, lá khổ sâm 08 - 12g, cỏ hàn the 08 - 12g, lá dạ cẩm 08 - 12g, mai mực 08 - 12g.
2.18- Thuốc chữa vàng da: Nhân trần 16 - 40g, lá chó đẻ răng cưa 08 - 12g, quả dành dành 08 - 12g, lá - dây cây chè vằng 08 - 12g.
Tóm lại, kê đơn thuốc theo toa căn bản cần dựa trên một số nguyên tắc sau:
-Cần phân biệt hàn – nhiệt, hư - thực của bệnh để chọn hoặc gia giảm phần điều hòa.
-Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng để chọn các vị thuốc chữa bệnh kê đơn.
-Tùy theo vị thuốc có sẵn trong tay, có tại địa phương mà thay thế cho thích hợp.



1 nhận xét:

  1. Cảm ơn những thông tin hữu ích. Mời các bạn vào trang chuabenhdongian.com để biết cách điều trị đơn giản và hiệu quả những bệnh hay gặp ở mọi người

    Trả lờiXóa