BÁNH CHƯNG DƯỚI GÓC ĐỘ ĐÔNG Y

            Bài ngắn hơn đã đăng trên BÁO QUẢNG NAM


Hình 1: Bánh chưng (Ảnh Internet)
         Là người Việt Nam, ai cũng nhớ câu chuyện truyền thuyết “Bánh chưng bánh dầy” kể chuyện Hoàng tử Lang Liêu hiếu thảo với Vua Hùng. Chiếc bánh chưng xanh phản ánh vũ trụ quan “trời tròn, đất vuông”, sự hòa hợp âm dương của người xưa; không chỉ có thế, nó còn là một bài thuốc bổ cổ truyền có tác dụng bồi bổ cơ thể.
          Ngoài ý nghĩa tượng trưng cho đất, bánh chưng còn tượng trưng cho sự kết hợp âm dương, trời đất:
          Chiếc bánh chưng dạng hình khối, có 4 mặt hình chữ nhật, 2 mặt hình vuông. Hai mối lạt vuông góc với nhau tại tâm mỗi mặt hình vuông, cùng với các cạnh của mặt hình vuông tạo nên một chữ “điền” (Hình 2), “điền” có nghĩa là đất.
          Cắt đôi chiếc bánh chưng thành 2 nửa bằng nhau theo chiều dài từng mối lạt, mỗi nửa mặt vuông cùng mối lạt còn lại ở giữa tạo thành một chữ “nhật” (Hình 3), nên mỗi mặt vuông sẽ có 4 (hai cặp) chữ “nhật”,  hai mặt vuông có 8 chữ “nhật”. Mỗi mặt bên là một chữ “nhật’ (các cạnh mặt bên hình chữ nhật cùng với mối lạt ở giữa). Vậy trên 6 mặt của chiếc bánh chưng có 12 chữ “nhật”, “nhật” có nghĩa là ngày, là mặt trời. Mười hai chữ “nhật” trên 6 mặt chiếc bánh chưng nhằm mô tả tất cả các vị trí quanh chiếc bánh chưng đều có mặt trời chiếu rọi.

Hình 2: Chữ điền (Ảnh Internet)

Hình 3: Chữ nhật (Ảnh Internet

          Mặt trời thuộc dương, trái đất thuộc âm; như vậy chiếc bánh chưng mô tả mối quan hệ kết hợp của âm dương, trời đất; dương (chỉ mặt trời) ở bên ngoài, âm (chỉ đất) ở bên trong, âm dương kết hợp để vạn vật sinh trưởng (tượng trưng bởi màu xanh của lá dong).
          Nguyên liệu làm bánh chưng rất dễ kiếm, đơn giản; chiếc bánh chưng dưới góc độ y học cổ truyền là một bài thuốc bổ, mỗi thành phần của bánh là một vị thuốc:
          -Gạo nếp (nguyên liệu chính): Vị ngọt, tính ấm, vào kinh tỳ. Gạo nếp chín nhừ trong thủy hỏa có công năng ôn trung, kiện tỳ ích khí (bổ cả tỳ dương và tỳ âm), trợ tiêu hóa.
          -Thịt heo: Vị mặn, tính bình, vào kinh thận; có hàm lượng dinh dưỡng cao, có tác dụng bổ thận.
          -Đậu xanh (bỏ vỏ): Vị ngọt và mặn, tính bình, vào 2 kinh tỳ - thận . Vừa có tác dụng kiện tỳ, vừa có tác dụng bổ thận; ngoài ra còn có tác dụng: dưỡng can, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt, tiêu phù thũng. 
          -Hành củ: Vị cay, tính ấm, vào kinh phế. Hành củ là gia vị chính của thịt heo, làm tăng độ ngon của thịt heo. Có tác dụng: hành khí [ hành khí trệ ở phế ( do quy luật hưu vượng của ngũ hành gây ra); phòng ứ trệ do tác dụng bổ tỳ, bổ thận của các thành phần khác trong bánh chưng], tiêu thực, giải tà khí phong hàn.
          -Lá dong: Ngoài tác dụng làm khuôn giữ ruột bánh, tạo hình dáng, tạo mùi thơm đặc biệt và dễ chịu sau khi luộc bánh chưng, tạo màu xanh bên ngoài tượng trưng cho sự sống trên trái đất ra. Nó còn có tác dụng dã rượu chữa say rượu, giải độc; bánh chưng gói bằng lá chuối, lá dứa hoặc các loại lá khác không có tác dụng này.
          Sự điều hòa 5 thành phần (cũng là 5 vị thuốc) trong chiếc bánh chưng, làm cho nó tăng thêm khẩu vị ngon, bồi bổ sức khỏe, giữ đưọc mức quân bình của ngũ hành (theo quy luật hưu vượng của ngũ hành thì trong mùa xuân cần bổ tỳ, thận và hành phế khí) để lập lại cân bằng âm dương trong cơ thể.
          Chiếc bánh chưng không những là tác phẩm nghệ thuật tượng trưng cho đất, cho sự tương tác giữa trời đất âm dương; mà còn là một bài thuốc cổ truyền có tác dụng bổ thận , kiện tỳ trong dịp đầu xuân.

                                                                Lê   Thân (Tổng hợp)




0 nhận xét:

THUỐC TỪ NGỰA TRỜI

              Bài ngắn hơn đăng ở BÁO QUẢNG NAM hôm nay 22.01.2014
                                                                                           Lê Thân (Tổng hợp)
Ngựa trời là bọ ngựa hay con bù cào, tên khoa học là Mantis religiosa L, thuộc họ bọ ngựa Mantidae. Là loại côn trùng cỡ lớn, toàn thân dài màu xanh lục, thường thấy sống trong các lùm cây hay bờ bụi, thích nghi với môi trường ẩm và sáng.


                                                  Ngựa trời (Ảnh: Internet)
Bộ phận được sử dụng làm thuốc là cả con bọ ngựa mà thuốc được Đông y gọi tên đường lang, ) và tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm (còn gọi là tang phiêu tiêu). Người ta thường bắt bọ ngựa còn sống, bỏ đầu, cánh, chân và ruột rồi đem rang chín và tán thành bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Đông y cho rằng, bọ ngựa có vị ngọt mặn, tính ấm, không độc, có công dụng bổ thận cố tinh, tư âm sáp niệu, giải độc trấn kinh; thường được dùng để chữa các chứng di tinh, di niệu; đi tiểu nhiều lần, hầu họng sưng đau, trĩ hạ, viêm loét, kinh giảm; dùng uống hoặc đắp ngoài; liều dùng trung bình hằng ngày tùy bệnh chứng mà sử dụng khoảng 6-12g. Tang phiêu tiêu là cái tổ bọc các quả trứng của con bọ ngựa sống trên cây dâu tằm. Tang phiêu tiêu có vị ngọt, mặn, tính bình, quy vào 2 kinh can và thận, có công dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, sáp niệu, an thần, định chí; thường dùng để chữa các chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, mất ngủ, hay quên; tang phiêu tiêu được thu hoạch dùng làm thuốc và lấy tổ vào tháng 10 đến tháng 1 hằng năm, lấy về phơi hoặc sấy khô, đựng trong lọ kín dung; khi dùng thì đập giập rồi sắc cùng các vị thuốc khác hoặc sao giòn, tán bột uống; liều thường dùng của tang phiêu tiêu là từ 6 – 20g/ngày. 


                                                      Tang phiêu tiêu (Ảnh: Internet)
Một số cách dùng bọ ngựa, tang phiêu tiêu trị bệnh theo đông y:
-Chữa bệnh sưng phù hai chân: bọ ngựa 2 con, vỏ bí đao 30g, trư linh 20g, phục linh 20g, râu ngô 20g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
-Chữa chứng bệnh động kinh: bọ ngựa 5g, cương tàm 9g, toàn yết 2g, ngô công 5g, bột trân châu 30g, bán hạ chế 30g, tất cả sấy khô tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2g.
-Thuốc bổ thận, trị đau lưng, đái són: tổ bọ ngựa 30g, ba kích 30g, thạch hộc 20g, đỗ trọng 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột mịn, trộn bột với mật ong làm hoàn to nặng 6g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên chiêu với nước rượu hâm nóng. Hoặc tổ bọ ại 100ml, chia 2 lần uống trong ngày (phương này rất hiệu nghiệm đối với người cao tuổi).
-Chữa tiểu tiện không thông: tổ bọ ngựa 8g, hoàng cầm 10g, nấu với nước uống ngày 1 thang.
-Chữa đái dầm: tang phiêu tiêu 12g, đẳng sâm 12g, phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 8g, thỏ ty tử 8g, ba kích 8g, tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
- Trị giảm trí nhớ, tiểu tiển nhiều:  Tang phiêu tiêu 10g, viên chí 12g, thạch xương 12g, đẳng sâm 12g, quy bản 12g,  đem sắc uống ngày một lần
-Di mộng tinh: Tỏa dương 60g, nhục thung dung 60g, long cốt 30g, tang phiêu tiêu 40g, bạch linh 20g. Các vị sấy khô tán vụn, ngâm với 2.500ml rượu trắng, sau 14 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 - 20ml.
- Liệt dương: (1) Bọ ngựa 15g nấu ăn hoặc bọ ngựa 15g, 1 con ếch hầm ăn hằng ngày.  (2) Tang phiêu tiêu, phá cổ chỉ 15g, kỷ tử 15g, thận dê 1 bộ, nhục thung dung 30g, ba kích 15g, tất cả sao khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 9g. (3) 10 tang phiêu tiêu, sao vàng xém cạnh, nghiền thành bột, trộn với bột mẫu lệ (đồng lượng), ngày một liều, uống trước khi đi ngủ. (4) tang phiêu tiêu 40g, tỏa dương 40g, long cốt 40g, nhục thung dung 40g, bạch phục linh 40g, mật ong vừa đủ làm hoàn. Đem các vị thuốc tán thành bột mịn rồi trộn kỹ với mật ong, làm hoàn, mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần, sáng và tối. (5) Tang phiêu tiêu 30g, hạt hẹ 30g,  ích trí nhân 40g. Rang khô tán bột mịn. Ngày uống 2-3 lần. Mỗi lần 5g với nước đun sôi để nguội có pha ít rượu thì hiệu quả hơn. (6) Tang phiêu tiêu 60g, phúc bồn tử 30g, rượu 10ml. Ngâm rượu 30 phút. Sau đó đem sao vàng tán bột. Ngày uống 2 lần sáng tối với nước đun sôi để nguội. Mỗi lần 5g. (7) Tang phiêu tiêu 15g, thịt lợn nạc 150g. Tang phiêu tiêu tán bột mịn. Trộn đều với thịt thái mỏng cho đều rồi hấp cách thủy. Ăn ngày 1 lần liền 1 tuần. (8) Tang phiêu tiêu 15g, trứng chim bồ câu 3 quả. Tang phiêu tiêu sao khô, tán bột mịn, cho bột thuốc vào bát quấy đều với 20ml. Cho trứng bồ câu vào bát nước thuốc hấp cách thủy cho chín. Ăn trứng, uống nước thuốc. Ngày 1 lần vào lúc đói, uống liền 1 tuần. (9) Ếch khoảng 90g (bỏ đầu da và ruột, chặt miếng), tang phiêu tiêu 10g, sơn thù nhục 30g, câu kỷ 15g, ba kích thiên 10g. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 2 giờ. (10) Dạ dày heo 2 cái nhỏ, tang phiêu tiêu 15g, đỗ trọng 12g, hoài sơn 30g, gừng tươi 4 miếng. Dạ dày heo lọc sạch mỡ rửa sạch, ướp muối, sau đó rửa lại, cho vào nước sôi chần chín, đỗ trọng, hoài sơn, gừng tươi đều rửa sạch. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi nấu sôi chuyển sang lửa nhỏ hầm 1-2 giờ, nêm gia vị là ăn được.

Các vị thuốc phối hợp dễ dàng mua được ở các tiệm thuốc bắc.

0 nhận xét:

TOA CĂN BẢN

                                                                                                       
                                                          
                                                                                                Ảnh Internet
                                                                                                      
                                                                                                          BS  Lê   Thân

Cách kê đơn thuốc theo theo căn bản là phương pháp bốc thuốc Nam đơn giản, thích hợp với người hiểu biết Y học hiện đại và Y học cổ truyền còn ít, sử dụng dễ dàng linh hoạt các vị thuốc có ở địa phương, thích hợp với việc chữa những chứng bệnh thông thường. Để các đồng nghiệp, nhất là nhân viên y tế thôn bản có tài liệu thực hành về thuốc nam ở tuyến cơ sở; dựa theo tài liệu của Bộ môn Y học cổ truyền - Trường đại học Y Hà Nội, chúng tôi giới thiệu cách kê đơn thuốc theo toa căn bản, để tham khảo tùy theo điều kiện mà áp dụng thích hợp.
Trong toa căn bản có hai phần: phần điều hoà cơ thể và phần chữa các bệnh tật.
1- Phần điều hoà cơ thể:
Cơ thể hoạt động điều hoà cả các chức phận của gan, huyết, đại tiện, tiểu tiện, tự giải độc, tiêu hoá thức ăn tốt, hoạt động các khiếu bình thường. Khi có bệnh các hoạt động chức phận này dễ bị trở ngại, nên phải điều hoà lại. Sự điều hoà này căn cứ vào tính chất hư - thực, hàn - nhiệt của bệnh, nhưng vì tính chất âm dương hỗ căn nên chỉ tăng hay giảm mà không bỏ chức năng nào.
1.1- Điều hoà cơ thể theo tính chất hư thực của bệnh:
1.1.1.Thực chứng: Áp dụng cho những bệnh cấp tính: có 11 vị thuốc sau:
TT
Tên thuốc
Tác dụng
Liều lượng
         Thuốc thay thế

1

Rau má

Nhuận gan

08 - 12g
Trái mướp đắng       08 - 16g
Quả dành dành        08 - 16g
Nhân trần                 08 - 12g
Cúc hoa                    08 - 12g

2

Rễ cỏ tranh

Nhuận tiểu

08 - 12g
Râu bắp                   08 - 16g
Cây mã đề                08 - 16g
Lá nhót, lá cà phê    08 - 12g
Tua đa                      04 - 08g

3

Cỏ nhọ nồi

Nhuận huyết

08 - 12g
Sinh địa                    04 - 12g
Hà thủ ô                   08 - 12g
Kê huyết đằng         08 - 12g
Lá huyết dụ              08 - 12g

4

Lá muồng trâu

Nhuận tràng

08 - 12g
Lá chút chít              04 - 12g
Lá mơ tam thể         08 - 16g
Vỏ cây đại               04 - 12g
Lá lộc mại               04 -  08g
5
6
7
Cam thảo đất
Ké đầu ngựa
Cỏ mần trầu

Giải độc cơ thể

08 - 12g
Kim ngân hoa          08 - 16g
Bồ công anh             08 - 20g
Sài đất                      08 - 12g
Xạ can                     03 - 06g
8
9
10
Vỏ quýt
Gừng sống
Củ sả

Kích thích tiêu hoá

04 - 08g
Vỏ chanh, cam        04 -  08g
Thần khúc               04 -  08g
Sa nhân                   04 -  08g
Riềng                      04 -  08g
11
Thuỷ xương bồ
Khai khiếu
03 - 06g
Quả bồ kết (bỏ hạt)
                                03 - 06g

1.1.2. Hư chứng: Dùng cho các bệnh nhân có bệnh mạn tính, sức khoẻ yếu gồm 10 vị thuốc sau:

TT
Tên thuốc
Tác dụng
Liều lượng
Thuốc thay thế
1
Củ mài
Kiện tỳ bổ khí
08 - 12g
Nam bạch truật  08 - 12g
2
Nam mộc hương
Kiện tỳ bổ khí
08 - 12g
Hạt sen              08 - 12g
Hạt đậu ván       08 - 12g
3
Ý dĩ
Kiện tỳ bổ khí
08 - 12g
Sa nhân             04 - 08g
4
Cam thảo dây
Kiện tỳ bổ khí
04 - 08g
Đẳng sâm          08 - 12g
Hương phụ        06 - 08g
5
Hà thủ ô
Bổ can bổ huyết
08 - 12g
Kê huyết đằng   08 - 12g
6
Rau má
Kiện tỳ bổ khí
08 - 12g
Đậu đen             08 - 12g
Long nhãn         08 - 12g
7
Cẩu tích
Bổ thận
08 - 12g
Ba kích               08 - 12g
8
Dây tơ hồng
Bổ thận
08 - 12g
Cốt toái bổ         08 - 12g
Tang ký sinh     08 - 12g

9

Củ sả

Kích thích tiêu hoá

04 - 08g
Gừng                  04 - 08g
Vỏ cây vối         08 - 12g
Chỉ thực             02 - 04g
Trần bì               04 - 08g

10

Tỳ giải

Lợi niệu trừ thấp

08 - 12g
Ýdĩ                    08 - 12g
Mã đề                08 - 12g
Râu bắp            08 - 12g 
1.2- Điều hoà theo tính chất hàn nhiệt của bệnh:
Nếu bệnh thuộc nhiệt dùng phần điều hoà theo thể thực chứng: tăng thêm liều thuốc nhuận gan, nhuận tiểu, nhuận tràng (nếu có táo bón), giải độc cơ thể, giảm liều thuốc kích thích tiêu hoá nhưng không bỏ hẳn.
Nếu bệnh thuộc hàn thì dùng phần điều hoà theo thể hư chứng: tăng cường liều lượng các thuốc bổ thận, bổ can huyết, kiện tỳ, kích thích tiêu hoá, giảm liều thuốc lợi niệu.
2- Phần chữa các bệnh:
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, từng triệu chứng của bệnh mà thêm các thuốc sau:
2.1- Cảm mạo do lạnh: Quế chi 04 - 12g, tía tô 04 - 06g, hành 04 - 06g, kinh giới 06 - 12g, bạch chỉ 06 - 12g.
2.2- Cúm có sốt: Rễ lá cúc tần 08 - 12g, sắn dây 04 - 12g, lá dâu 08 - 16g, rễ cỏ lức (nam sài hồ) 08 - 12g, bạc hà 04 - 12g, hoa cúc 04 - 16g. 
 Hạ sốt cao: Thạch cao sống 12 - 80g, lá tre 04 - 24g, rễ sậy 20 - 60g,  hạt muồng sống 08 - 20g
2.3- Nhiễm khuẩn: mụn nhọt, truyền nhiễm, viêm họng v.v...: Kim ngân hoa 12 - 80g, bồ công anh 08 - 12g, xạ can 03 - 12g, bồ cu vẽ 08 - 12g, sài đất 20 - 60g
2.4- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa: viêm bàng quang, niệu đạo, ỉa chảy nhiễm khuẩn, lỵ trực trùng, lỵ amíp, viêm gan vi rus ...: Hoàng liên 06 - 12g, hoàng đằng 06 - 12g, khổ sâm 04 - 16g, rau sam 12 - 20g, nhân trần 12 - 40g, cỏ sữa to lá 08 - 16g, cỏ sữa nhỏ lá 08 - 16g, vỏ cây núc nác 08 - 16g, lá cây phèn đen 08 - 16g.
2.5- Sốt kéo dài, nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây chảy máu: do rối loạn thành mạch: chảy máu cam, tử ban, ho ra máu, đại tiện ra máu v.v...: Huyền sâm 08 - 12g, sinh địa 08 - 16g, rễ cỏ tranh 12 - 24g.
2.6- Ỉa chảy do lạnh: Riềng 08 - 12g, ngải cứu 04 - 08g, hoắc hương 08 - 12g.
2.7- Cầm ỉa chảy: Búp ổi, vỏ lựu, búp sim mỗi vị 03 - 06g, sài đất 06 - 08g
2.8- Thuốc chữa đau khớp, đau dây thần kinh ngoại biên: Cỏ hy thiêm 12 - 16g, cành dâu 04 - 12g, rễ cây kiến cò 04 - 12g, tầm gửi cây dâu (tang ký sinh) 12 - 24g, rễ cây xấu hổ 08 - 16g, rễ cây cốt khí 08 - 16g, rễ cây lá lốt 08 - 12g, củ ráy 04 - 08g.
2.9- Thuốc lợi sữa, thông sữa, lợi niệu: Mộc thông 06 - 12g, thông thảo 03 - 04g, bấc đèn 02 - 03g, mã đề 12 - 30g, trạch tả 08 - 16g, vỏ giữa quả cau 06- 12g.
2.10- Thuốc chữa ho hen: Lá sen 08 - 12g, hạt cải trắng 08 - 12g, hạnh nhân 08 - 12g, hạt củ cải 08 - 12g, bách bộ 03- 06g, rễ cây dâu  06 - 12g.
2.11- Trừ đàm do lạnh: Bán hạ chế 06 - 12g, quả bồ kết 03 - 06g.
2.12-Thuốc cầm di tinh, di niệu: Củ súng (khiếm thực) 04 - 08g, hạt sen 06 - 12g, kim anh 06 - 12g, mẫu lệ (vỏ hầu) 12 - 30g
2.13- Thuốc điều kinh, giảm đau, chống sung huyết: Đan sâm 04 - 20g, củ nghệ 04 - 08g, nhân hạt đào 08 - 12g, tô mộc 02 - 03g, ích mẫu 04 - 12g, gai bồ kết 04 - 12g, xuyên khung 04 - 12g.
2.14- Thuốc cầm máu: Cỏ nhọ nồi 06 - 12g, hoa hoè 06 - 12g, tóc rối đốt thành than 06 - 12g, muội nồi 02 - 03g, lá trắc bá 04 - 24g, ngó sen 08 - 16g.
2.15- Thuốc an thần: Táo nhân 06 - 12g, sâm cau 08 - 12g,  lá vông 08 - 12g, lạc tiên 08 - 12g, thần sa - chu sa 0,2 - 0,6g
2-16- Thuốc bổ máu: Thục địa 08 - 16g, bột rau thai nhi 03 - 06g, quả dâu chín 12 - 20g, kê huyết đằng 06 - 12g, trâu cổ 12 - 20g, hà thủ ô 08 - 16g, long nhãn 04 - 12g.
2.17- Thuốc chống toan (chống ợ chua): Lá khôi 08 - 12g, lá khổ sâm 08 - 12g, cỏ hàn the 08 - 12g, lá dạ cẩm 08 - 12g, mai mực 08 - 12g.
2.18- Thuốc chữa vàng da: Nhân trần 16 - 40g, lá chó đẻ răng cưa 08 - 12g, quả dành dành 08 - 12g, lá - dây cây chè vằng 08 - 12g.
Tóm lại, kê đơn thuốc theo toa căn bản cần dựa trên một số nguyên tắc sau:
-Cần phân biệt hàn – nhiệt, hư - thực của bệnh để chọn hoặc gia giảm phần điều hòa.
-Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng để chọn các vị thuốc chữa bệnh kê đơn.
-Tùy theo vị thuốc có sẵn trong tay, có tại địa phương mà thay thế cho thích hợp.



1 nhận xét:

TRI ÂN BẠN ĐỌC: MỘT NĂM BLOG

          
                                                                 ẢNH: INTERNET
           Bữa ni (13-1) tròn 1 năm ngày blog này đăng bài đầu tiên, chủ blog xin cảm ơn tất cả bạn đọc đã ghé thăm blog trong năm qua!
          Với ý tưởng lập blog chủ yếu lưu lại các bài viết về thuốc nam của cá nhân đã đăng báo (Báo Quảng Nam, một số Bản tin và Tạp chí ở địa phương) để bạn nào quan tâm đến có địa chỉ cụ thể mà tìm kiếm dễ dàng hơn.
          Năm qua đã đăng tổng cộng 51 bài, trong đó có 36 bài về chuyên môn, 2 bài về thân thế và sự nghiệp các danh y nước nhà (Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh) và một số bài khác; chỉ có 4 bài là của các tác giả khác và 1 số video trên youtube, còn lại là của chủ blog.
Blog này mượn quan điểm nổi tiếng của thiền sư, danh y Tuệ Tĩnh: “Nam dược trị Nam nhân” làm khẩu hiệu là vì chủ yếu đăng các bài viết về sử dụng cây thuốc, vị thuốc nam dễ kiếm, dễ làm để chữa một số bệnh thông thường tại cộng đồng. Không nói những điều cao xa, những lý luận rườm rà … mang tính “hàn lâm” của đông y, bạn đọc đọc xong và có thể làm được ngay đó là tiêu chí lớn nhất và bao quát của blog này
Năm qua đã có tổng cộng 8866 khách ghé thăm blog, trung bình có hơn 24 khách/ngày, con số hết sức nhỏ nhoi không thể đem ra so sánh được, nhưng với chủ blog đó là một con số rất lớn, rất ý nghĩa và một sự kích lệ không gì bằng. Trong các khách ghé thăm chắc phần lớn là các em học viên đã và đang học tại trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, những bạn học trò thân thương của tôi. Sau khi ghé thăm blog, nếu nó đem lại cho 1 bạn đọc nào đó những ứng dụng, những kiến thức… hữu ích về thuốc nam thì chủ blog rất lấy làm vui và đạt được ước nguyện của mình; xin được cảm ơn mọi người!
Trước đây blog có một diện mạo khác, nay đã được mặc một áo mới có vẻ dễ nhìn hơn? Đó là nhờ bạn đọc Thành Công đã gởi nhận xét vào bài đăng cung cấp cho 1 video trên youtube (bạn nào quan tâm truy cập VÀO ĐÂY) để khoác áo mới cho blog. Có người khi “lang thang” trên mạng tình cờ lạc vào blog này, thấy hợp nhau ở nhiều điểm, vậy là alo giới thiệu và làm quen, thật là hạnh phúc quá bất ngờ và lớn lao; như lương y Phạm Ngọc ở Ninh Bình, lương y Ngọc khuyên mình nên làm trang web, mình rất cảm kích và đang nghiên cứu. Xin phép được cảm ơn riêng bạn đọc Thành Công và lương y Phạm Ngọc.
Trước thềm năm mới, chủ blog xin kính chúc tất cả các bạn đọc một năm có nhiều sự như ý!
 Trân trọng!

              Lê Thân

1 nhận xét: