MÃ ĐỀ HỖ TRỢ CHỮA TĂNG HUYẾT ÁP

Bài đăng trên BÁO QUẢNG NAM hôm nay 23.7.2014
                                                                                                    BS LÊ THÂN (Tổng hợp)
          Các nghiên cứu cho thấy: mã đề (nhất là phần lá) có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ u rê, a xít u ríc và muối trong nước tiểu; do đó có thể dùng nó để hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp bên cạnh các thuốc đặc hiệu.


Trong y học cổ truyền, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam.... Liều dùng mỗi ngày là 10-20g toàn cây, hoặc 6-12g hạt, sắc uống. Những người đi tiểu quá nhiều, táo bón không nên dùng; phụ nữ có thai cần thận khi sử dụng loại thuốc này; đối với người cao tuổi hay đi tiểu đêm, tránh dùng mã đề vào buổi chiều tối. Một số ứng dụng làm thuốc theo y học cổ truyền:



          -Lợi tiểu: hạt mã đề 10g sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày.
          -Huyết áp cao: mã đề, rễ cỏ tranh mỗi vị 20g, sắc uống, cũng có thể dùng mã đề non đổ nước sôi vào trộn với thức ăn để ăn.
-Ho lâu ngày: mã đề 15g sắc uống; hoặc mã đề 10g, cát cánh 2g, cam thảo 2g sắc uống ngày 1 thang. Chữa viêm phế quản: mã đề, hạnh nhân, vỏ lụa (trắng) cây dâu, mỗi thứ 15g, sắc uống.
-Kiết lị, viêm ruột: mã đề tươi non 60g, trứng gà một quả rán lên ăn. Hoặc mã đề, day mơ lông, cỏ seo gà mỗi vị 20g, sắc uống ngày 1 thang.
-Đi tiểu có máu do viêm niệu đạo, viêm bàng quang: mã đề, cỏ sen cạn, mỗi vị 15g, cũng có thể lấy mã đề tươi nghiền ép lấy nước uống lúc đói.
-Khó đi tiểu: Mã đề tươi rửa sạch nghiền nát, ép lấy một cốc nước cho mật ong vào khuấy uống. Hoặc nấu mã đề uống thay nước chè.
-Trị chứng hay chảy máu cam: 1 nắm lá rau mã đề tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm ít nước, vắt lấy nước cốt uống; rồi nằm trên gường, gối gối cao, lấy bã đắp lên trán.
 -Chữa chứng đau lưng do phong thấp: 7 cây mã đề, hành tăm cả củ và rễ 7 gốc, táo 7 quả, rượu 500 – 1000 ml, nấu chung để dành uống dần từng ít một
-Bắt đầu sưng mụn nhọt độc: nghiền nát mã đề tươi đắp vào.
-Chữa cảm: mã đề 20g, trần bì 20g, sắc uống nóng.
-Người bị viêm loét dạ dày tá tràng dùng lá mã đề tươi ép lấy nước hoặc sắc uống mỗi ngày.
-Chữa trẻ bị sởi gây tiêu chảy: dùng hạt mã đề sao qua, sắc uống; nếu bí tiểu tiện thì thêm mộc thông; có thể dùng hạt mã đề với rau dừa nước lượng như nhau, sắc uống nếu không có mộc thông.
-Lấy khoảng 20-50g mã đề tươi, rửa sạch cho vào siêu, đổ nước nửa nồi sắc lửa nhỏ, lấy 1 chén, chia 3 lần uống cách 3 giờ trong 1 ngày, uống thuốc lúc còn ấm; chữa chứng phổi nóng ho dai dẳng.
-Chữa viêm gan, vàng da: mã đề 20g, nhân trần 40g, chi tử 20g, lá mơ 20g; tất cả xắt nhỏ, sấy khô, hãm như nước chè để uống, ngày uống 100-150ml.

-Chữa sỏi đường tiết niệu: hạt mã đề 12-40g, kim tiền thảo 40g, thạch vĩ 20-40g, hoạt thạch 20-40g, tam lăng, ý dĩ, ngưu tất, nga truật, mỗi vị  20g; chỉ xác, hậu phác, gai bồ kết, hạ khô thảo, bạch chỉ, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

                             Ảnh trong bài lấy từ Internet


0 nhận xét:

CHÚC NGỦ NGON!

 Bài ngắn hơn đăng trên BÁO QUẢNG NAM hôm nay 02.7.2014                                                                                       BS LÊ THÂN (Tổng hợp)
Ngủ là trạng thái tạm thời để cơ thể có thể nghỉ ngơi hoàn toàn và hồi phục sức khoẻ sau 1 ngày làm việc. Giấc ngủ có vai trò quan trọng giúp ổn định các hoạt động sinh lý của cơ thể và hết sức cần thiết cho cuộc sống.


Mất ngủ là một triệu chứng rất phổ biến, là một trạng thái rối loạn giấc ngủ thể hiện ở ban đêm không có khả năng ngủ hoặc thiếu ngủ. Ngủ kém về số lượng (quá ít), hay về chất lượng (ngủ không yên giấc). Như thế nào là ngủ bình thường? Mỗi người có nhu cầu ngủ khác nhau, số giờ ngủ không quan trọng vì tuỳ theo cá nhân, trẻ con cần ngủ nhiều hơn người lớn, bình thường thời gian ngủ ở người lớn biến thiên từ 4-9 giờ trong một ngày; để đánh giá giấc ngủ tốt hay không tốt, chủ yếu là cảm giác khoẻ khoắn, thoả mái do giấc ngủ mang lại, tức chất lượng giấc ngủ cần thiết hơn là thời gian ngủ trong ngày. Có thể mất ngủ lúc mới vào giấc ngủ, nằm trằn trọc mãi không ngủ được rồi thiếp đi; có thể mất ngủ vào giữa giấc ngủ, nghĩa là đang ngủ giữa đêm tỉnh dậy và không ngủ lại được; có thể mất ngủ vào cuối giấc ngủ, người bệnh dậy quá sớm và không ngủ lại được. Chứng mất ngủ thường kèm các chứng đau đầu, quên, hồi hộp.
          Nguyên nhân mất ngủ là do: (1) Sinh hoạt như: hút thuốc lá, uống nhiều cà phê...; do rối loạn lịch thức ngủ; do căng thẳng lo âu; do phân bố giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều... (2) Do nguyên nhân thực thể như: do dùng thuốc để điều trị bệnh như thuốc có chứa cafein, thuốc lợi tiểu...; do các bệnh lý như đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, đau do loét dạ dày tá tràng, đau do Zona...; do loạn thần chức năng hoặc thực thể hoặc do trầm cảm. Nguyên tắc điều trị là phải loại bỏ nguyên nhân gây mất ngủ (nếu biết) và điều trị triệu chứng cũng như các biện pháp hỗ trợ khác.


Cuộc sống công nghiệp hoá, cùng với những căng thẳng thần kinh, ô nhiễm môi trường... làm cho số người mất ngủ thường xuyên ngày càng tăng. Khi mất ngủ, người ta thường hay nghĩ đến thuốc ngủ của tây y, nhưng việc lạm dụng thuốc ngủ sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại. Trước hết cần áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như: (1) Trong điều trị mất ngủ người bệnh có vai trò rất lớn, tinh thần phải thật hoàn toàn thoả mái; hạn chế tối đa việc suy nghĩ, tính toán công việc, cuộc sống, sinh hoạt ...; càng suy nghĩ, lo lắng càng khó có kết quả trong điều trị mất ngủ và có thể mất ngủ ngày càng tăng. (2) Trước khi ngủ nữa giờ, tránh căng thẳng, có thể nghe nhạc nhẹ trong hoàn cảnh tĩnh mịch, tập đi bộ thong thả trong 20-30 phút vào lúc chiều. (3) Tắm nước ấm để tạo sự thư giãn trước khi đi ngủ; trước khi lên gường ngủ ngâm chân bằng nước ấm, lau sạch chân và xoa nóng bàn chân, về mùa đông cần phải xoa nóng gan bàn chân. (4) Bữa tối không nên ăn quá no, nên ăn nhiều thức ăn là ngũ cốc, có một số cây cỏ là rau ăn vừa có thể dùng làm thuốc và không độc như: hạt sen, long nhãn, mật ong, đậu xanh, đậu đen, táo tàu.... có tác dụng an thần trị mất ngủ, một số thức ăn như: chuối, các loại hạt quả, đậu phộng.... giúp điều hoà giấc ngủ; chọn những thực phẩm có lợi cho thần kinh như cá, hàu, cua, gan thận heo,... các loại cây cỏ như lạc tiên có thể dùng riêng, luộc hoặc hấp ăn như rau giúp ngủ ngon, hoặc phối hợp với lá dâu tằm, lá vông, tim sen nấu nước uống thay nước chè hằng ngày có tác dụng trị mất ngủ; tránh dùng các thức ăn nhiều thịt, các gia vị có tính nóng như ớt, tiêu...; sau bữa ăn tối không nên dùng các chất kích thích như: cà phê, rượu, thuốc lá.... (5) Nên dùng một cốc sữa nóng hoặc một ít bánh ngọt để cung cấp thêm hydrat cacbon, khỏi bị hạ đường huyết ban đêm gây rối loạn giấc ngủ. (6) Phòng ngủ cần yên tĩnh, thoảng mát, hạn chế ánh sáng, tiếng ồn; không đặt quá nhiều vật dụng điện (tivi, đài...) để tránh từ trường phát ra từ những vật dụng trên ảnh hưởng đến giấc ngủ.


Một số cách đơn giản chữa mất ngủ tại cộng đồng, tuỳ theo điều kiện sẵn có mà chọn lựa cho phù hợp với mình:
-Nấm linh chi xắt nhỏ, nghiền vụn, mỗi ngày dùng 3g, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà hằng ngày
-Nấm hương tươi 50g, thịt heo nạc 60g, gạo tẻ 50g; làm sạch thịt nạc và nấm hương xắt nhỏ, cho vào nồi cháo nấu với gạo đang sôi đã chín nở, nêm gia vị vừa miệng, bắc ra ăn hết 1 lần, ngày có thể ăn 1-2 bữa.
-Hạt muồng (thảo quyết minh) nấu uống thay nước chè hằng ngày
-Tâm sen 20g, cam thảo sống 30g, hai thứ sấy khô tán vụn, hãm với nước sôi 5g/lần (có thể 2 lần/ngày) trong bình kín, uống thay nước chè hằng ngày.
-Nhị sen khô 5g, hãm 1/2 lít nước, uống trong ngày
-Hoa nhài, hao cúc vàng, hãm nước uống hằng ngày.
-Quả dâu chín 60g, mật ong 20g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay chè trong ngày
-Hoa dâm bụt phơi khô, hãm uống như uống nước chè.

-Lá vông nem phơi khô 8-16g, xắt nhỏ, sắc với 200ml nước, còn 50ml, uống 1 lần trong ngày

                                       Ảnh trong bài lấy từ Internet

0 nhận xét: