DÀNH CHO LỚP 10A (1985-1986) TRƯỜNG THPT SÀO NAM - DUY XUYÊN

      Nhân ngày 27.7 với ý tưởng của bạn Ngô Đình Dũng, được khoảng 20 bạn tham gia buổi gặp gỡ lớp sau 27 năm (25 năm ngày ra trường). Buổi gặp mặt rất vui vẻ và ấm cúng. Lớp 10A này là một lớp "Đặc biệt", có bạn trong lớp còn tự trào: lớp mình là lớp "mất dạy", bởi hầu hết các bạn trong lớp ít nhất là không còn cha (chủ yếu) hoặc mẹ, có bạn không còn cả hai. Có lẻ lớp mình là sản phẩm của 1 giai đoạn, không biết các thầy cô khi hình thành lớp có điều gì trăn trở? chứ trong một buổi chào cờ thầy Hiệu trưởng tuyên bố rõ: năm sau dù có bị kỷ luật tôi cũng xóa lớp này! Từ năm học sau trở đi (chắc đến cả bây giờ) không còn hình thành lớp như thế nữa, lớp ta bị xẻ lẻ ra. Do từ ý tưởng đến thực hiện thời gian quá gấp (khoảng 1 tuần) nên không liên hệ được 1 số bạn, mong các bạn thông cảm. 27.7.2014 (chủ nhật) sẽ tổ chức 1 buổi gặp mặt chu đáo hơn, các bạn chuẩn bị tinh thần và vật chất đi nhé! Một số hình ảnh cuộc gặp gỡ 27.7.2013:
1/
more »

0 nhận xét:

GỪNG KHÔNG CHỈ LÀ GIA VỊ

Bài ngắn hơn đã đăng trên Báo Quảng Nam (Ở đây)

Từ lâu y học hiện đại đã biết tác dụng của gừng đối với hô hấp; tiêu hóa; tác dụng chống khuẩn, diệt vi trùng gây bệnh…. Gần đây, các nhà khoa học đã khám phá thêm tác dụng kỳ diệu của gừng trong: (1) dưỡng sinh chống lão hóa:… ở Trung Quốc nhân dân ca ngợi gừng trở thành tục ngữ như “Buổi sáng ăn ba lát gừng còn hơn uống nước sâm”, “Mỗi ngày ăn ba lát gừng khỏi phải mời thầy thuốc đến nhà”, “Một cốc chè xanh với một lát gừng là bài thuốc trừ hàn, kiện vị”. (2) cải thiện thành phần máu: gừng có chất gần giống chất acid salicylic trong asparin, nó làm loãng máu, chống sự đông máu, làm giảm mỡ trong máu, làm hạ huyết áp, phòng ngừa chứng huyết khối, bệnh tắc nghẽn cơ tim. (3) phòng chống ung thư. (4) phòng chống sỏi mật. (5) tăng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng, tăng khả năng tình dục (cho cả nam và nữ)….

more »

0 nhận xét:

TỎI RẤT NHIỀU CÔNG DỤNG

Bài ngắn hơn đã đăng ở Báo Quảng Nam (Ở đây)

       Tỏi hay còn gọi là Đại toán, tên khoa học Allium sativum L., thuộc họ Hành (Alliaceae). Nó là loại gia vị quen thuộc trong đời sống hằng ngày của mọi người. Tỏi có giá trị sử dụng và giá trị sinh học cao, nó là dược thảo có tác dụng toàn diện đối với sức khoẻ con người, dùng để tăng nhiệt cho cơ thể, có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh, là thuốc chống vi rút, một chất bồi bổ hệ thống miễn dịch, giúp điều hòa đường máu, trị giun, tỏi đặc biệt tốt để phòng tránh các rối loạn men tiêu hoá, khích thích tiết dịch vị-tiết mật, phòng tránh các nhiễm khuẩn dạ dày ruột, tỏi làm giảm cholesterol để phòng bệnh tim mạch, có tác dụng giải độc nicotin mạn tính, chống nhiễm độc chất phóng xạ, có tác dụng dưỡng nhan ích thọ làm chậm sự lão hoá, phòng ngừa trạng thái ung thư - nhất là những trường hợp ung thư đường tiêu hóa….
more »

0 nhận xét:

ĐINH LĂNG: "CÂY SÂM CỦA NGƯỜI NGHÈO"

            Bài ngắn hơn đã đăng ở Báo Quảng Nam Cuối tuần số 1848(5070) ngày 01-02 tháng 7-2006                   
                                           (không tìm thấy dữ kiệu trên báo Quảng Nam điện tử)
            1-Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá), nam dương sâm. Nó là một loại cây phổ biến được trồng làm cảnh ở khắp nơi. Nhân dân thường dùng lá đinh lăng phơi khô đem lót gối hoặc trải gường cho trẻ nằm để đề phòng kinh giật; dùng lá sắc cho phụ nữ sau sinh uống thấy cơ thể nhẹ nhõm, khoẻ mạnh, có nhiều sữa; lá non có thể dùng làm rau ăn sống; lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian thường gọi là “mùi thuốc bắc”, lá tươi không có mùi thơm này. Thường sử dụng đinh lăng lá nhỏ (Panax fruticosum L.) để làm thuốc: dùng rễ (thường sử dụng cây 3 năm tuổi trở lên) rửa sạch, phơi khô để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5% sao qua, rồi tẩm mật ong 5% sao thơm, dược liệu có vị ngọt đắng, mùi thơm, tính mát; các loại đinh lăng khác ít hoặc không dùng làm thuốc; người Ấn Độ còn dùng đinh lăng làm thuốc hạ sốt, làm săn da và niêm mạc.




more »

0 nhận xét:

RAU BÙ NGÓT: CHỮA SÓT NHAU

Bài đã đăng ở Báo Quảng Nam (Tại đây)

           Rau bù ngót còn có tên rau ngót, rau bồ ngót; mọc hoang hoặc được trồng ở khắp nơi để lấy lá nấu canh ăn. Trong lá rau bù ngót có hàm lượng vitamin C rất cao (185mg%), đây là lượng vitamin C rất quý giá mà thiên nhiên đã cung cấp cho chúng ta; những người cần nhiều vitamin C trong chế độ dinh dưỡng, có thể hàng ngày ăn một lượng vừa phải lá rau bù ngót luộc tái, uống cả nước luộc là cách bổ sung vitamin C rất tốt và cũng rất rẻ. Lá và rễ rau bù ngót được sử dụng làm thuốc, nó có tác dụng: làm mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc; thường dùng chữa: ban sởi, ho, sốt cao, bí tiểu, tưa lưỡi. Trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, GS.TS Đỗ Tất Lợi có giới thiệu đơn thuốc nhân dân dùng chữa sót nhau (xem dưới). Khi làm thuốc thường chọn những cây rau ngót đã sống 2 năm trở lên, hái lá tươi về dùng ngay:


more »

0 nhận xét: