CÁ GÁY CÓ TÁC DỤNG AN THAI



Ảnh từ Internet

Gởi lớp Y9 (YHCT) Trường Trung cấp y tế Quảng Ngãi
Bài đã đăng ở Báo Quảng Nam Cuối tuần số 1994(5216) ngày 17-18/03/2007
          Cá gáy (hay còn gọi cá chép), được nhà dược học nổi tiếng đời Minh (Trung Quốc) Lý Thời Trân cho là: “Anh trưởng của nhiều loài cá”. Người xưa có câu: “Cá chép vượt long môn” nói lên câu chuyện cá hoá rồng; hậu thế thường xem cá chép là vật cát tường (tốt đẹp) và lấy nó làm ví dụ cho sự thăng cao phát đạt, hạnh phúc mỹ mãn.

more »

1 nhận xét:

MƯỚP ĐẮNG CHỮA ĐÁI ĐƯỜNG


Bài ngắn hơn được đăng ở Báo Quảng Nam Cuối tuần
 số 1844 (5066) ngày 24-25/6/2006 

Ảnh từ Internet

          Mướp đắng còn có tên: khổ qua, ổ qua, lương qua, mướp mủ…Tên khoa học: Momordica charantia L, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae)
          Mướp đắng được người dân trồng nhiều ở nương rẫy và trong vườn nhà, thường được gieo hạt vào mùa xuân, hái trái vào các tháng 5-7, trái mướp đắng là thức ăn ngon, bổ. Các bộ phận của cây mướp đắng: trái, rễ, hạt, hoa, lá…đều có tác dụng chữa bệnh.

more »

0 nhận xét:

TUỆ TĨNH (1330 - ?)

               Thái Bá Tân

Tuệ Tĩnh là pháp hiệu.


Ông là một thiền sư,

Tên thật Nguyễn Bá Tĩnh,


Tài giỏi và nhân từ.


more »

0 nhận xét:

TUỆ TĨNH - NGƯỜI CHỦ TRƯƠNG: "NAM DƯỢC TRỊ NAM NHÂN"


                                                                

Ảnh từ Internet

          Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu Hồng Nghĩa, đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh (cũng gọi là Huệ Tĩnh). Ông sinh ra ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, Huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, Huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Tuệ Tĩnh sinh dưới triều Trần Dụ Tông (thế kỷ XIV). Nhiều tài liệu cho rằng ông sinh năm 1330,  còn năm mất (mất ở Trung Quốc) thì không rõ.

more »

0 nhận xét: